Thứ Tư, 05/08/2009 21:14

Giải pháp nào để người tiêu dùng Việt Nam yêu hàng nội?

TS. Hồ Tất Thắng – Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (TC&BV NTD VN) cho biết: “Chúng ta đang bị hàng ngoại lấn lướt. Hàng do Việt Nam sản xuất luôn bị đe dọa bởi hàng giá rẻ, chất lượng thấp, mất an toàn, hàng ế thừa hay gần hết hạn sử dụng của nước ngoài tràn vào chiếm lĩnh thị trường…”.

“Chúng ta quá dễ dãi với hàng nhập khẩu, nhiều mặt hàng vào Việt Nam việc xử lý thông tin và xử lý với thông tin chậm, hậu quả là NTD lãnh đủ vì mua hàng kém chất lượng, không an toàn, điển hình là vụ sữa, sản phẩm từ sữa có chứa Melamine và hàng dệt may, đồ chơi trẻ em chứa phormadeliete. Cần phải thay đổi cách thức quản lý. Đối với sản phẩm có nguy cơ mất an toàn, đối với thực phẩm có nguy cơ cao phải thực hiện cơ chế chứng nhận Hợp quy, công bố Hợp quy, phù hợp Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Cần tăng cường kiểm soát các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao hiểu biết và nhận thức tiêu dùng của NTD” – ông Thắng nói thêm.

Những thông tin trên đã được ông Thắng đưa ra trong Hội thảo “Người tiêu dùng Việt Nam với hàng Việt Nam” do Hội TC&BV NTD VN tổ chức với sự tham gia của Hội TC&BV NTD các tỉnh và thành phố trên cả nước, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và các các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương như: Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam... cùng sự góp mặt của đại diện các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, các nhà khoa học và đông đảo người tiêu dùng cùng các cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí.

Có thể thấy, trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp trong nước đã không ngừng nỗ lực cải tiến chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng mạng lưới phân phối, gia tăng các công tác khuyến mãi... nhằm cung ứng cho người tiêu dùng những sản phẩm ngày càng có chất lượng cao hơn, mặt hàng phong phú hơn, mẫu mã bắt mắt hơn, mặt hàng dễ làm quen và nhất là dễ tìm mua hơn. Một số không nhỏ doanh nghiệp đạt các danh hiệu tiêu chuẩn chất lượng ISO, tiêu chuẩn chất lượng cấp quốc gia, tiêu chuẩn cấp quốc tế... Những nỗ lực đó đã được người tiêu dùng trong mọi tầng lớp nhân dân đáp ứng lại qua việc tin tưởng chọn mua, từng bước đẩy lùi hoặc thay thế các mặt hàng ngoại nhập trên thương trường.

Tại hội thảo, đại diện Nestlé Việt Nam cho biết: “Với mảng sản phẩm hướng tới đa số người tiêu dùng trong cả nước từ trẻ sơ sinh, đến người lớn và đặc biệt là các hộ gia đình, chính vì vậy quy trình sản xuất khép kín của Nestlé luôn đặt yếu tố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Sự thành công của Nestlé tại Việt Nam dựa vào 5 yếu tố cạnh tranh quan trọng như: đầu tư vào con người; đầu tư vào sản phẩm, luôn đáp ứng thị hiếu và tập quán địa phương; phát triển tốt mạng lưới phân phối; phát triển nguồn cung ngay tại địa phương, đặc biệt là sản phẩm cà phê, hỗ trợ tích cực cho ngành cà phê Việt Nam; và một yếu tố không thể thiếu khác là luôn tuân thủ các mục tiêu phát triển và khung pháp lý của Việt Nam. Là một công ty hoạt động trên toàn cầu, tập đoàn Nestlé tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định của luật pháp địa phương. Hơn thế, với cam kết cao nhất trong đạo đức kinh doanh, Nestlé luôn vận dụng những kiến thức mới nhất về an toàn thực phẩm. Niềm tin của người tiêu dùng chính là chìa khóa của sự tăng trưởng bền vững, và để có được niềm tin đó, chất lượng là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của Nestlé.”

Trước đây khi hàng Trung Quốc ồ ạt đổ vào Việt Nam với giá rẻ, phổ biến là các mặt hàng tiêu dùng, từ các đồ điện tử, xe máy, xe đạp, điện thoại di động, cho đến các sản phẩm gia dụng, quần áo, thực phẩm, trái cây…người tiêu dùng Việt Nam đổ xô đi mua sắm. Hàng Trung quốc được bày bán khắp nơi, trong các cửa hàng, tại các chợ. Các loại hàng hóa "Made in China " đã ít nhiều làm thay đổi tiện nghi, sinh hoạt vật chất, thậm chí cả nếp ăn nếp nghĩ của nhiều thành phần người Việt. Nhưng ngay sau đó người tiêu dùng mới phát hiện ra rằng những mặt hàng này rất mau hư hỏng, sửa chửa rất tốn kém, hoặc không thể sửa chửa được, chỉ sau một thời gian sử dụng rất ngắn. Thậm chí hiện tại có rất nhiều sản phẩm của Trung Quốc nhưng gắn nhãn mác của sản phẩm nội địa nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

Chính vì lẽ đó, người tiêu dùng khi chọn mua hàng Trung Quốc cũng thường âm thầm "chấp nhận rủi ro tiềm ẩn" có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Người tiêu dùng thấy giá cả vừa phải, chấp nhận được, còn người bán, vốn ít lời cao càng tạo cơ hội cho hàng Trung Quốc hiện diện và làm đau đầu không ít các nhà sản xuất trong nước cũng như các nhà nhập khẩu. Nhưng nay, chính người tiêu dùng đã phát hiện và cẩn thận hơn khi chọn hàng Trung quốc. Nếu hàng Việt Nam đạt chất lượng và có năng lực cạnh tranh, Chính phủ cần có những chính sách và biện pháp hỗ trợ đặc biệt để trợ giúp và bảo vệ các doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nước. Như thế sẽ làm dấy lên được phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam .

Tại hội thảo, các đại biểu cũng khuyến nghị, để chính người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và lựa chọn sử dụng hàng Việt Nam, ngay chính các doanh nghiệp cũng phải tạo dựng cho mình phương châm kinh doanh đúng đắn và chân chính. Nói về vấn đề cạnh tranh, đại diện Công ty Lửa Việt – ông Đặng Công Thắng chia sẻ: “Qua câu chuyện bắt nguồn từ những thông tin không chính xác về sản phẩm Bếp Con Cò của Công ty Lửa Việt gây tâm lý hoang mang lo sợ cho người tiêu dùng và ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của doanh nghiệp. Từ đó cho thấy đã đến lúc doanh nghiệp cùng các cơ quan quản lý phải cộng tác chặt chẽ với nhau vì các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ ngày càng nảy sinh phức tạp hơn gây khó khăn cho doanh nghiệp và phương hại tới tất cả nền kinh tế. Bản thân doanh nghiệp cũng phải hình thành thói quen cạnh tranh lành mạnh để phát triển bền vững.”

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần là những đơn vị tiên phong, nêu gương trong việc sử dụng và ủng hộ hàng nội vì những đơn vị này chính là người tiêu dùng lớn nhất. Thủ tướng Chính phủ từng đề cập đến việc các công trình sử dụng ngân sách phải dùng hàng nội. Vấn đề là cần thực hiện và kiểm soát việc thực hiện. Hội thảo được tổ chức nhằm tuyên truyền tới người tiêu dùng về sự thay đổi đáng khích lệ của những sản phẩm trong nước, kêu gọi người tiêu dùng quay lại với hàng Việt Nam . Bên cạnh đó, các đại biểu trong hội thảo cũng lên tiếng cảnh báo về nạn hàng giả đang hoành hành trên thị trường, chính vấn nạn này là nguyên nhân dẫn đến việc mất niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng Việt.

Để nâng cao hiểu biết tiêu dùng về bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng để triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQCP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về tiêu dùng cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế duy trì tăng trưởng đảm bảo an sinh xã hội. Hội TC&BV NTD Việt Nam tổ chức Hội thảo “Người tiêu dùng Việt Nam với hàng Việt Nam”, kêu gọi người tiêu dùng cả nước cùng nhau gánh vác khó khăn của kinh tế đất nước, sẻ chia những khó khăn của các doanh nghiệp trong nước, ủng hộ mua và sử dụng hàng Việt Nam. Người tiêu dùng Việt Nam nên mua và sử dụng hàng Việt Nam .

L.H

Hà Nội mới

Các tin tức khác

>   Tận dụng Hong Kong để bán hàng ra thế giới (05/08/2009)

>   Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu (05/08/2009)

>   Khởi động dự án đường cao tốc Bắc-Nam (05/08/2009)

>   7 tháng, EVN chi hơn 1.000 tỷ đầu tư ngoài ngành (05/08/2009)

>   Ứng dụng chữ ký số trong doanh nghiệp (05/08/2009)

>   Monitor tư vấn quy hoạch phát triển tỉnh Ninh Thuận (05/08/2009)

>   Cơ giới hóa: lợi nhưng vẫn chậm (05/08/2009)

>   Đề nghị xoá “treo” dự án mở rộng cảng Bến Nghé (05/08/2009)

>   Lùi thời gian chuyển đổi các tiêu chuẩn ngành (05/08/2009)

>   Đầu tư sang Nga 1.5 tỷ đô la sản xuất phân bón (05/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật