Thứ Ba, 18/08/2009 15:40

Đôla Zimbabwe bị khai tử vẫn sống

Trên chuyến xe buýt ở Harare, một cô gái trả tiền mua vé bằng 3 nghìn tỷ đôla, tương đương 50 xu của đôla Mỹ. Người soát vé nhận một cục tiền to bằng viên gạch đã được buộc chặt, không thèm đếm.

"Chẳng có gì phải ngại cả, tiền cũ vẫn tiêu được", cô gái tên là Lucy Denya, làm nghề thư ký ở thủ đô Zimbabwe, nói. Lucy từng thấy các cảnh sát viên cũng dùng tiền cũ để mua vé xe buýt.

Về mặt lý thuyết, đồng đôla Zimbabwe đã chết. Nó được khai tử với hy vọng cắt giảm tỷ lệ lạm phát lên đến hàng tỷ phần trăm. Chính phủ thay thế bản tệ bằng USD hoặc đồng rand của Nam Phi.

Thế nhưng vai trò của đôla Zimbabwe vẫn còn trong lưu thông, và trở thành tâm điểm cho sự tranh cãi giữa ban lãnh đạo đang chia rẽ ở đất nước nghèo nhất thế giới này. Tổng thống Robert Mugabe kêu gọi sử dụng trở lại đôla Zimbabwe với tư cách là tiền tệ hợp pháp, và bởi hầu hết người diân Zimbabwe không đủ khả năng có được ngoại tệ mạnh để mua các nhu yếu phẩm. Thống đốc ngân hàng trung ương, trung thành với Mugabe, đã cho in thêm tiền để phục vụ chi tiêu của chính phủ và quất thêm roi lên lưng con ngựa lạm phát vốn đang phi nước đại.

Nhưng Bộ trưởng Tài chính Tendai Biti, tham gia chính phủ theo công thức chia sẻ quyền lực sau cuộc bầu cử năm ngoái, tuyên bố đồng bản tệ đã hoàn toàn lỗi thời. Ông đe dọa sẽ từ chức nếu việc tái sử dụng đôla Zimbabwe trở thành việc bắt buộc.

"Chúng ta đang đặt tấm bia mộ lên trên xác của đôla Zimbabwe", Biti phát biểu trước các nghị sĩ khi công bố chính sách tài chính giữa năm. "Chúng ta sẽ không tiếp tục in bản tệ nữa".

Trở lại với các tài xế xe buýt, tất cả những gì họ có thể làm với đồng đôla Zimbabwe cũ là để đưa trả lại cho hành khách. Nhưng một lần, có một hành khách rút súng ra dọa nhân viên nhà xe khi họ trả lại tiền thừa bằng đôla nội.

Ở các thành phố khác của Zimbabwe, nơi ngoại tệ mạnh là của hiếm, những tờ đôla Zimbabwe được sử dụng một cách quy ước trong những giao dịch nhỏ. Và các tờ bạc có mệnh giá nghìn tỷ thì tìm đường đến eBay, nơi các nhà sưu tập mua và bán.

Tại các cửa hàng nhỏ không có đủ tiền lẻ bằng USD, nếu khách hàng không chấp nhận được thối lại bằng đôla Zimbabwe, họ sẽ nhận kẹo, chocolate hoặc một tờ giấy viết tay có ghi số tiền còn thừa, để bù cho lần mua sau.

Chủ một cửa hàng tạp hóa nhỏ ở vùng nông thôn tên là Irene Gwata cho biết dạo này ngoại tệ mạnh không đến được chỗ chị, nên khách hàng thường trao đổi hàng hóa, đổi thịt, gà lấy ngô hoặc các mặt hàng khác.

Gwata từng nhìn thấy một phụ nữ lên chuyến xe đi Harare cách đó 150 km, và trả tiền cước bằng một con gà còn sống nhốt trong cái lồng bằng thép. Với thái độ lạc quan dù sống trong khó khăn của người Zimbabwe, Gwata bình luận: "Bà ấy có thể được thối lại tiền lẻ là những quả trứng gà".

Pháp luật

Các tin tức khác

>   Phục hồi kinh tế Nhật có thể bị lung lay (18/08/2009)

>   Air China tăng cổ phần trong Cathay Pacific (18/08/2009)

>   Vụ đánh cắp thẻ tín dụng lớn nhất nước Mỹ (18/08/2009)

>   90% đồng đôla lưu hành ở Mỹ "dính" cocaine (18/08/2009)

>   VW và Porsche có thể chính thức hợp nhất vào năm 2010 (18/08/2009)

>   Nga: Nhà máy thủy điện lớn nhất phải đóng cửa (18/08/2009)

>   Trung Quốc tiếp tục giảm sở hữu trái phiếu kho bạc Mỹ (18/08/2009)

>   Prudential nói lợi nhuận sẽ cao hơn dự đoán (18/08/2009)

>   TARP: Dư nợ tại 22 ngân hàng Mỹ sụt giảm trong Tháng 6 (18/08/2009)

>   Các ngân hàng Mỹ thắt chặt tín dụng trong quý II (18/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật