Thứ Sáu, 07/08/2009 09:34

Cổ phiếu ngành nào sẽ nóng?

Báo cáo mới nhất về kinh tế vĩ mô tính đến hết tháng 7.2009 mới đây đã hé mở khả năng duy trì tăng trưởng cả năm 2009 ở mức trên 5%. Như vậy tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm có thể sẽ còn cao hơn bình quân chung.

Cùng với sự tăng tốc của nền kinh tế nói chung, sẽ có những nhóm ngành có sức bật mạnh hơn và dĩ nhiên đi cùng với đó là cơ hội tăng giá của CP trên TTCK.

Đánh giá chung về chất lượng tăng trưởng

Tính đến thời điểm này, hầu như toàn bộ Cty niêm yết đều đã công bố kết quả kinh doanh chi tiết. Chất lượng của lợi nhuận đã được NĐT chú ý hơn là những con số chung chung bởi yếu tố kinh doanh cốt lõi mới đem lại sức bật mạnh nhất và ổn định nhất cho DN khi kinh tế phục hồi.

Một phân tích ngày 5.8 của CTCK HSC trên cơ sở thống kê khoảng 95% số lượng Cty niêm yết đối với kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm cho thấy trung bình doanh thu đạt 60,1% kế hoạch năm. Đây được cho là con số ấn tượng do thông lệ lợi nhuận của DN Việt Nam thường đạt đỉnh vào thời điểm cuối năm.

Việc đạt tỉ lệ kế hoạch cao được cho là do mục tiêu được đặt hơi thấp bởi tình hình tồi tệ hồi đầu năm. Tuy nhiên, điều đó lại cho thấy thời kỳ tồi tệ nhất đã qua và hầu hết DN đã thoát khỏi tình trạng khó khăn nhất. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng cũng đạt 64,4% kế hoạch và tăng 38,09% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ góc độ lợi nhuận trên CP (EPS), CTCK VDSC cũng nhìn nhận yếu tố tích cực: Thống kê với 276 DN niêm yết, tổng lợi nhuận sau thuế tăng 15,9% thấp hơn tốc độ tăng số lượng CP bình quân đang lưu hành (22,4%) khiến EPS 6 tháng giảm 5,4% so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là DN phải chịu gánh nặng từ quý I. Riêng EPS quý II tăng tới 30,9% so với quý II/2008 và tăng 63,5%  so với quý I/2009. Điều đó cho thấy một sự cải thiện rất rõ rệt và mạnh mẽ.

Theo đánh giá của CTCK SSI, dựa trên thống kê mẫu của rổ 30 CP hàng đầu của cả hai sàn (rổ CP SSI30), đằng sau con số lợi nhuận cao quý II/2009 là yếu tố phụ từ nguồn thu hoạt động tài chính. Hai con số nói lên rất rõ điều này là trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh (tính bình quân cho cả rổ CP) giảm khoảng 11,7% so với cùng kỳ 2008 trong khi tổng lợi nhuận sau thuế lại tăng tới 40,5%.

Rất nhiều Cty ghi nhận mức tăng trưởng âm đối với chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ sản xuất kinh doanh. Theo SSI, các yếu tố chi phí, nhất là chi phí cố định rất khó có thể cắt giảm mạnh theo tốc độ giảm của giá bán. Như vậy có thể suy điều ngược lại: Những Cty có mức tăng trưởng lợi nhuận thuần ấn tượng là nhờ khả năng kiểm soát giá bán, thị trường hay chớp được thời cơ tích trữ nguyên liệu đầu vào giá rẻ.

Việc lợi nhuận sau thuế tăng cao đa số là nhờ hoàn nhập dự phòng, thanh lý tài sản trong bối cảnh TTCK tốt. Rõ ràng khi cơ hội tăng trưởng tới 116,4% như với VN-Index từ tháng 3 đến tháng 6.2009 khó lặp lại nữa thì rõ ràng mối quan tâm của thị trường sẽ dồn vào lĩnh vực kinh doanh chính với khả năng duy trì hay cải thiện tăng trưởng doanh thu, cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận.

CP ngành nào sẽ nóng?

Một thống kê của CTCK VCBS cho thấy trong "cuộc đua" tăng trưởng của CP các ngành quý II/2009, đạt tốc độ cao nhất vẫn là CP ngành NH và tài chính, CK. Cụ thể, CP NH tăng giá bình quân 83,53% so với quý I/2009 và tài chính CK tăng 78,41%. CP nhóm BĐS, sản xuất hàng tiêu dùng, hóa chất, công nghiệp giải trí... cũng tăng trên 50%. Điều khá tương đồng là nhận định cơ hội của các CTCK đều hướng kỳ vọng vào những CP thuộc nhóm ngành hưởng lợi nhiều nhất từ gói kích cầu cũng như sự phục hồi kinh tế trong 6 tháng còn lại.

Với lĩnh vực NH, VCBS cho rằng, vấn đề được lưu tâm nhất là hạn chế tăng trưởng tín dụng, lãi suất đầu ra tiếp tục bị khống chế. Tuy nhiên, guồng máy cho động lực tăng trưởng kinh tế này vẫn có khả năng lớn là đạt và vượt kế hoạch lợi nhuận vì ngoài mảng tín dụng các NH còn có nguồn thu ổn định từ các mảng dịch vụ khác.

Nhóm ngành vật liệu xây dựng được kỳ vọng hưởng lợi từ gói kích cầu khi Chính phủ đầu tư vào xây dựng cơ bản. Nhu cầu xây dựng cũng sẽ tăng lên không chỉ vì kinh tế phục hồi mà còn vì giá sản phẩm đã giảm rất mạnh. Hưởng lợi "đúp" là các DN nhanh nhạy tích trữ được nguyên liệu giá rẻ trong khi DN thường chuyển cả chi phí vào giá bán nếu giá nguyên liệu tăng. Các DN sản xuất vật liệu xây dựng, nhựa, thép được xem là có triển vọng.

Một số ngành khác cũng nhận được những khuyến cáo quan tâm của CTCK như caosu, vận tải biển, xây dựng, bất động sản... Thực tế cơ hội trên thị trường không chỉ đến với CP thuộc những ngành "mốt" theo các chu kỳ kinh tế mà còn đến từ những CP bị phản ánh tin xấu một cách quá mức. Tính đầu cơ trên TTCKVN rất cao, nên bản thân cách "đi tiền" của NĐT theo xu thế thị trường cũng có thể đem lại lợi nhuận lớn.

Hoàng Nguyên

Lao Động

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng khoán đang nằm trong tay người mua (07/08/2009)

>   Vì sao nhà đầu tư ít quan tâm đấu giá cổ phiếu? (07/08/2009)

>   Cổ phiếu bất động sản “ấm”lại (07/08/2009)

>   Dòng tiền quay trở lại với chứng khoán (07/08/2009)

>   PVS giải trình lợi nhuận sau thuế vượt 64% (06/08/2009)

>   VTS giải trình lợi nhuận trước thuế tăng 69.4% (06/08/2009)

>   VHL giải trình lãi sau thuế quý 2 tăng trên 200% (06/08/2009)

>   PV Drilling ước lãi 650 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm (06/08/2009)

>   Tin giao dịch của SHC, SJ1, PVS (06/08/2009)

>   17/08/2009, ngày ĐKCC trả gốc và lãi trái phiếu CPB070929 (06/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật