Chủ Nhật, 09/08/2009 08:46

Cần nội địa hoá mô hình thị trường lao động linh hoạt

Trong chuyến khảo sát tình hình lao động vừa qua tại Đan Mạch và Áo, nhóm chuyên gia Việt Nam đã gặp đối tác, tham quan trung tâm việc làm và trao đổi chi tiết với các chuyên gia nghiên cứu về mô hình thị trường lao động linh hoạt.

Tham gia nhóm khảo sát có nhiều quan chức Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội (MoLISA), Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), Liên minh HTX VN (VCA) và Tổng Liên đoàn Lao động VN. Dưới đây là ý kiến đánh giá của hai thành viên tham gia nhóm:

Bà Trần Thị Thuý Nga - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội - Bộ LĐTBXH:

Đan Mạch có một thị trường lao động rất linh hoạt và có tỉ lệ lưu động cao. Mỗi năm có 30% tổng người lao động thay đổi công việc. Người lao động đan mạch không sợ chuyển đổi công việc vì nếu thất nghiệp, họ có thể hưởng trợ cấp của nhà nước tối đa 4 năm. 80% người lao động đan mạch thuộc các liên đoàn lao động, tạo nên sự vững mạnh cho các liên đoàn.

Theo tôi, mô hình thị trường lao động ở đan mạch là lý tưởng. Song điểm yếu duy nhất là một số người lao động có thể lợi dụng sự hào phóng của mô hình này để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nhiều người chỉ ngồi nhà mà vẫn có được 60-65% mức lương cũ của họ trong vòng 4 năm.

Tôi chắc chắn rằng trong tương lai, thị trường lao động VN sẽ có thể đạt đến mức linh hoạt và an toàn như đan mạch song không biết rõ đó là vào thời điểm nào do hiện chúng ta chỉ có những nguồn tài chính khá hạn chế từ ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, Bộ LĐTBXH đang nỗ lực đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động và nâng cao trợ cấp xã hội sao cho họ có thể sống khi thất nghiệp.

Ông Nguyễn Đại Đồng - Cục trưởng Cục Việc làm - Bộ LĐTBXH:

Tôi rất ấn tượng với tỉ lệ lưu động cao của thị trường lao động đan mạch. Các chủ lao động nước này có thể dễ dàng cắt giảm nhân sự vì người lao động có thể tìm được ngay việc mới, hoặc dễ dàng tham gia các khoá đào tạo nghề, hoặc được đảm bảo bởi một hệ thống trợ cấp xã hội hào phóng. Chính phủ thu thuế từ những người có thu nhập cao để trả cho những người thất nghiệp.

Đôi khi, cuộc sống của những người thất nghiệp ở Châu Âu còn dễ dàng hơn cuộc sống của những người có việc làm ở Châu Á hay VN. Lý giải cho điều này là do Châu Âu nói chung và đan mạch, Áo nói riêng có dân số ít, đồng nghĩa với lực lượng lao động ít. Trong khi đó, họ có nền kinh tế rất phát triển. Tổng sản phẩm quốc nội cao, cho phép những khoản hỗ trợ tài chính lớn cho việc thực thi các chính sách của chính phủ.

VN có lực lượng lao động trẻ nhưng trình độ và sức khoẻ lại yếu kém hơn lực lượng lao động Châu Âu. Chỉ có 20% lao động VN làm công ăn lương, số còn lại làm việc tự do và không đóng góp vào ngân sách bảo hiểm thất nghiệp và an toàn xã hội của chính phủ.

Do đó, chúng ta không thể áp dụng hoàn toàn mô hình thị trường lao động của đan mạch nhưng có thể bắt chước theo những quy định phù hợp. Đơn cử, để đảm bảo an toàn cho thị trường lao động, chúng ta phải buộc người lao động và Chính phủ cùng gánh vác trách nhiệm thay vì chỉ bắt một mình Chính phủ đứng ra như hiện nay.

S.N ghi

Lao Động

Các tin tức khác

>   Cần chuyên nghiệp hóa đồng bộ (09/08/2009)

>   Xăng dầu đồng loạt tăng giá từ ngày 9/8 (08/08/2009)

>   GS Tom Cannon: “VN sẽ nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng” (08/08/2009)

>   Yêu cầu DN xuất phân bón có quota: Bộ Công Thương làm khó? (08/08/2009)

>   Thép lại vào đợt tăng giá mới (08/08/2009)

>   Doanh nghiệp Hà Nội "thoát" khủng hoảng kinh tế (08/08/2009)

>   Thu hút, sử dụng vốn ODA chuyển biến tích cực (08/08/2009)

>   450 tỉ đồng xây dựng tổng kho dầu khí (08/08/2009)

>   Hàng hóa XNK vào khu phi thuế quan: Phải chịu sự giám sát của hải quan (08/08/2009)

>   Phải có Luật Thuế tài nguyên (08/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật