Thứ Sáu, 24/07/2009 10:43

UPCoM - Tín hiệu tích cực ở phía trước

Sau một tháng hoạt động kể từ ngày 24/6, thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) dường như chưa đạt được kết quả mong đợi khi chỉ số UPCoM-Index giảm mạnh và tính thanh khoản thấp. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực đang ở phía trước.

Hiện sàn UPCoM có 11 doanh nghiệp đăng ký giao dịch, trong đó có 5 CTCK. Chỉ số UPCoM-Index đến nay đã giảm 30%, chủ yếu do xu hướng giảm chung của thị trường niêm yết và trong bối cảnh nhà đầu tư có nhiều lựa chọn tốt hơn trên thị trường niêm yết. Giá trị giao dịch trên UPCoM đạt thấp, khoảng 1 - 3 tỷ đồng/ngày. Cổ phiếu có giá giao dịch cao nhất là CFC của Cafico Việt Nam, có lúc đạt 60.000 đồng/CP. Cổ phiếu có giá giao dịch thấp nhất là TGP của CTCP Trường Phú, có lúc ở mức 9.500 đồng/CP.

Bên cạnh những con số, thị trường UPCoM sau 1 tháng giao dịch có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, phương thức giao dịch thỏa thuận chưa tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, vì họ phải canh đúng giá và đúng khối lượng thì mới khớp được lệnh. Hệ quả là giá trị giao dịch trên sàn UPCoM rất thấp. Giao dịch của 11 cổ phiếu trên UPCoM chỉ bằng trung bình giao dịch của 1 cổ phiếu trên sàn niêm yết. Có cổ phiếu không có giao dịch nào trong vài phiên.

Hai là, các CTCK chưa tạo lập được thị trường. Phương thức giao dịch thỏa thuận tương ứng với vai trò tạo lập thị trường của CTCK. Tuy nhiên, nhiều CTCK không mặn mà với chức năng này vì cảm thấy rủi ro, nhất là với những cổ phiếu có tính thanh khoản thấp. Điều này trái ngược với nhận định ban đầu của một số nhà đầu tư là sợ CTCK "thao túng, làm giá cổ phiếu" nếu cho họ vai trò tạo lập thị trường.

Ba là, số lượng nhà đầu tư giao dịch trên UPCoM còn ít. Giao dịch trên UPCoM phần lớn là những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm mua - bán cổ phiếu trên thị trường tự do, nay họ theo các công ty lên sàn UPCoM để giao dịch. Không nhiều nhà đầu tư mới đến làm quen với UPCoM.

Thời gian hoạt động 1 tháng là quá ngắn để có thể đưa ra kết luận về thị trường UPCoM. So với 2 sàn niêm yết hiện nay thì sàn UPCoM đang rất nhỏ bé, nhưng kết quả mà UPCoM đạt được vẫn tốt hơn nhiều nếu so với thời gian đầu hoạt động của sàn TP. HCM vào cuối năm 2000. Các tín hiệu tích cực của thị trường UPCoM vẫn còn đang ở phía trước và chúng ta có thể rút ra một số giải pháp để thị trường này vận hành tốt hơn.

Hiện Sở GDCK Hà Nội đang dự kiến áp dụng một số quy định thuận lợi cho giao dịch trên sàn UPCoM, như cho phép nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản, được mua - bán cùng một loại chứng khoán trong phiên, được phép giao dịch ký quỹ (margin). Phương thức khớp lệnh liên tục cũng đang được xem xét để áp dụng. Tuy nhiên, các quy định này cần được Bộ Tài chính hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành. Nếu được áp dụng, các quy định này sẽ giúp gia tăng đáng kể tính thanh khoản và tính hấp dẫn của UPCoM. Theo lộ trình, dự kiến khoảng 300 công ty đại chúng sẽ đăng ký giao dịch trên UPCoM đến hết tháng 9 và 1.000 công ty đại chúng sớm muộn sẽ lên UPCoM để giao dịch. Khi đó, UPCoM sẽ rất đa dạng hàng hóa và thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.

Có một thực tế hiện nay là không ít công ty giao dịch trên UPCoM có trụ sở ở các tỉnh xa, cổ đông ở đó gặp khó khăn trong việc giao dịch nên tính thanh khoản của cổ phiếu vì thế cũng bị hạn chế. Sẽ rất bất tiện và tốn kém nếu các nhà đầu tư này thực hiện phương thức giao dịch thỏa thuận hiện nay, vì họ phải liên lạc bằng điện thoại là chính và nhiều lần. Khi áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục như trên sàn Hà Nội, nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện qua các phần mềm giao dịch trực tuyến của các CTCK. Thu hút được các nhà đầu tư tỉnh xa tham gia mua - bán sẽ giúp sàn UPCoM sôi động hơn.

Đặc biệt, để thị trường UPCoM có bước đột phá cần thu hút các ngân hàng thương mại đăng ký giao dịch. Các ngân hàng luôn là công ty đại chúng lớn, quy mô tài sản lớn, được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Thiếu cổ phiếu ngân hàng giao dịch, thị trường sẽ thiếu yếu tố dẫn dắt và khó thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, điều này đúng ở bất kỳ thị trường chứng khoán nào.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều ngân hàng có vẻ chưa mặn mà với UPCoM. Do đó, các cơ quan tổ chức UPCoM nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về thị trường, vận động các ngân hàng tham gia UPCoM. Bộ Tài chính nên thống nhất với Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định mới để quy định chuyển nhượng cổ phiếu vượt quá 20% vốn điều lệ phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước hiện nay không cản trở giao dịch cổ phiếu ngân hàng trên UPCoM.       

Lê Anh Thi - CTCP Chứng khoán Âu Việt

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 

Các tin tức khác

>   CTCP LOD vay vốn đầu tư dự án Trường Cao đẳng nghề (24/07/2009)

>   UPCoM: kiến nghị cho phép mở nhiều TK, mua bán cùng phiên (24/07/2009)

>   Doanh thu của Viettel tăng mạnh (24/07/2009)

>   UpCOM tăng mạnh nhất kể từ khi chính thức hoạt động (24/07/2009)

>   Sóng lớn trên OTC (23/07/2009)

>   NHNN ý kiến về việc tăng VĐL của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (23/07/2009)

>   EVS và Agriseco bị cảnh cáo do vi phạm giao dịch (23/07/2009)

>   Sabeco: Ngổn ngang tái cơ cấu (23/07/2009)

>   Cá nhân được góp 10% vốn điều lệ ngân hàng (23/07/2009)

>   Niêm phong 8 tấn thịt heo của Vinafood chờ tiêu hủy (22/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật