Thứ Năm, 30/07/2009 06:53

Ra biển lớn bằng tâm thế hào sảng

Hiện nay, có rất nhiều cái được gọi là cảng biển, tỉnh nào cũng có, nhưng nói cho đúng thì đó mới chỉ là các bến thông ra biển thôi, chưa thể gọi là cảng theo đúng nghĩa".- TS. Nguyễn Đức Kiên nhận xét.

Muốn ra biển và tận dụng biển, điều kiện về cảng biển rất quan trọng. Cứ hình dung làm cảng biển giống như việc ta mở ngỏ ra lối đi chung của làng. Còn cổng ngõ có thành cổng làng hay không tùy thuộc vào việc chủ nhà xây cổng đó thế nào, dành bao nhiêu đất đai, đầu tư cho người làng sử dụng. Không phải cứ dựng cổng là có người đi vào.

Hiện nay, chúng ta có rất nhiều cái được gọi là cảng biển, hầu như tỉnh nào cũng có, nhưng nói cho đúng thì đó mới chỉ là các bến thông ra biển thôi, chưa thể gọi là cảng.

Chồng chéo

Mặc dù đã có hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết, công tác triển khai vẫn bất cập. Nhưng đến nay, việc hình thành cảng trung chuyển container ở khu vực vẫn không làm được. Vấn đề của Việt Nam không phải là chúng ta không biết phải có cảng nước sâu, không nhận thức được yêu cầu, mà quan trọng hơn là quy trình thực hiện của chúng ta có vấn đề.

Đưa ý tưởng về việc hình thành cảng nước sâu nhưng ta không chỉ ra được ai, cá nhân nào chịu trách nhiệm. Có quá nhiều đầu mối liên quan.

Đơn cử, với hệ thống cảng nước sâu, từ năm 2000, chúng ta đã xác định cảng Sao Mai - Bến Đình trong quy hoạch làm cảng nước sâu và giao cho Vinaline phụ trách. Trong khi đó, trong định hướng kêu gọi đầu tư, Chính phủ lại giao cho Bộ Giao thông Vận tải và Bộ KH-ĐT chịu trách nhiệm. Dự án cảng nước sâu Sao Mai - Bến Đình đành bị gác lại, khi chúng ta ưu tiên đường bộ và phát triển các cảng Cái Mép, Thị Vải trước.

10 năm sau quyết định ấy, Việt Nam buộc phải thực hiện kế hoạch về một cảng nước sâu, nhưng đất nước, khu vực và thế giới đã thay đổi. Việt Nam đã chậm bước 10 năm phát triển.

Đến nay, Chính phủ giao Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm làm cảng nước sâu và Cục này đã chọn Vân Phong, thay vì Sao Mai - Bến Đình như 10 năm trước.

Nguồn lực Việt Nam đã mỏng, yếu, lại bị đầu tư phân tán, rốt cuộc, không đâu vào đâu.

Hậu cần

Hơn nữa, có biển, có cảng nhưng nếu chúng ta không có khu hậu cần tốt thì biển cũng không thể hoạt động được. Hậu cần không đơn giản chỉ là khu chứa container, để hàng, mà quan trọng hơn là phải quan tâm xem người ta muốn tiêu gì, dùng gì ở khu vực quanh cảng. Khu chứa container chỉ là một trong tổ hợp các yếu tố để hãng tàu nước ngoài chọn cập bến. Bao giờ các hãng tàu quốc tế cũng cân nhắc xem thuyền trưởng, thuyền viên của tàu có thích cảng đó không, hậu cần phía sau cảng như thế nào.

Một trong những ấu trĩ của một số nơi là quyết định bóc tàu hỏa ra khỏi cảng. Đơn cử ở cảng Quy Nhơn, chúng ta đang tính dỡ đường ranh tàu hỏa ra khỏi khu vực cảng biển. Chúng ta quên mất rằng, vận tải bằng đường biển và tàu hỏa là con đường rẻ và an toàn nhất, đỡ hại cho môi trường nhất. Trên thế giới, một cảng hàng hải luôn gắn với một nhà ga đường sắt. Cớ gì Việt Nam đi ngược lại xu thế chung của thế giới.

Ngay chuyện đường bộ ra cảng chúng ta cũng không tính toán kĩ lưỡng. Xây dựng cảng Đình Vũ, thế nhưng chúng ta lại không có đoạn đường bộ nối từ đường 5 ra. Vì thế, xe container ùn tắc là điều dễ hiểu.

Dồn lực

Muốn phát triển kinh tế biển, chúng ta phải dồn lực của cả nước, của ngoại giao, chính trị, xây dựng, giao thông… để hình thành nên cảng container quốc tế.

20 năm trước, ít người nghĩ tới việc phát triển vận tải container, nhưng bây giờ, đó lại là xu thế chủ đạo. Cả trăm năm nay, chúng ta đều dựa trên các cảng biển trên sông, nhưng bây giờ, cảng phải đẩy dần ra biển, từ Cát Lái, tới Phú Mỹ đều như vậy.

Bây giờ, cảng container của Việt Nam phải đảm bảo cho tàu 5 vạn tấn có thể đi vào, và chạy thẳng sang Mỹ mà không phải qua một cảng trung chuyển nào nữa.

Đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy dùng ngân sách. Nhà nước đầu tư phải ra tấm ra món, có lựa chọn. Có như vậy mới mong tạo ra cú hích phát triển. Chính phủ phải kiên quyết và các tỉnh khác phải chấp nhận hi sinh cho sự phát triển chung mới mong phát triển được.

Nhìn sang Malaysia, chúng ta phải ngẫm lại chính mình. Nước này đã dồn lực cho cuộc đấu tranh giành quyền của quốc gia ven biển từ tay Singapore, nỗ lực toàn hệ thống để cảng của Malaysia trở thành một cảng trung chuyển quốc tế, chia thị phần với cảng Singapore.

Lúc này, toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế của Việt Nam phải đi vào hành động. Đương nhiên, quyết định sẽ rất khó khăn, nhưng không vì khó mà chúng ta giữ lại mà nhìn nhau, để đấy và vụt mất cơ hội. Chính phủ không quyết được, sao không đưa ra lấy ý kiến Quốc hội? Lực chúng ta không thiếu, chỉ chưa đúng phương pháp làm mà thôi.

Ts. Nguyễn Đức Kiên (Hoàng Phương ghi )

Tuần Việt Nam

Các tin tức khác

>   Sẽ có chi hội bất động sản du lịch VN (30/07/2009)

>   Doanh nghiệp Việt Nam mạnh tay đầu tư vào Campuchia (30/07/2009)

>   Giá nông sản xuất khẩu vẫn chưa phục hồi (30/07/2009)

>   DOC điều chỉnh thuế chống bán phá giá cá tra, basa (30/07/2009)

>   ĐBSCL: Đồng loạt nói không với tôm chứa tạp chất (30/07/2009)

>   Doanh nghiệp kiến nghị tiếp tục cho thông quan điện tử (30/07/2009)

>   Xu thế “bay riêng” (30/07/2009)

>   Ngành dệt may tìm giải pháp: Giảm phụ thuộc vào lao động (30/07/2009)

>   Ngành thủ công mỹ nghệ chờ... đơn hàng! (30/07/2009)

>   Thị trường thép xây dựng: Nhìn từ thị trường thép Hải Phòng (29/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật