Thứ Bảy, 11/07/2009 09:11

Nghị định phòng chống rửa tiền vẫn gây tranh cãi

Nghị định số 74/2005/NĐ-CP (Nghị định 74) về phòng, chống rửa tiền bắt đầu được khởi thảo từ năm 2002 và chính thức có hiệu lực thi hành từ 1.8.2005. Khi đó, đã có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này.

Đến nay, NHNN tiếp tục lấy ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn Nghị định 74. Một lần nữa, điều này lại dấy lên nhiều ý kiến, bởi từ khi Nghị định 74 có hiệu lực thi hành năm 2005 tới nay, nghĩa vụ thực thi của các đối tượng bị áp dụng vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Vướng mắc lớn nhất vẫn là xung quanh mức giá trị giao dịch tiền mặt thông thường từ 200 triệu đồng VN (hoặc ngoại tệ/vàng quy đổi tại thời điểm giao dịch) trở lên đối với một hay nhiều giao dịch nộp/rút trong ngày của một khách hàng, 500 triệu đồng trở lên đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm.

Khi nộp tiền mặt vào tài khoản của người khác/nộp tiền mặt để chuyển tiền, khách hàng sẽ phải xuất trình giấy CMND/hộ chiếu còn hạn sử dụng hoặc các giấy tờ hợp pháp khác có ảnh. Những thông tin liên quan tới cá nhân: Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại, bản sao các loại giấy tờ này sẽ bị lưu lại để báo cáo khi được yêu cầu trong vòng 48h hoặc 24h tùy giá trị và tính chất giao dịch.

Xung quanh mốc khởi điểm 200 triệu và 500 triệu đồng, nhiều ý kiến cho là chưa hợp lý. Khi áp dụng cần tính tới yếu tố tâm lý của người dân bởi nó liên quan tới thủ tục giao dịch, cũng như bí mật thông tin tiền gửi và giao dịch khách hàng (được bảo vệ dưới dạng mật), tránh dẫn tới việc không khuyến khích người dân gửi tiết kiệm NH tiền nhàn rỗi, đặc biệt khi thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ lạm phát. Khi đó, dòng tiền sẽ được đổ vào các kênh đầu tư khác và có thể xảy ra tới hiện tượng đầu cơ, làm giá trên những thị trường này.Trên thực tế, những giao dịch "đen" cũng ít khi được thực hiện qua hệ thống giao dịch chính thống.

Bộ máy NH, tổ chức tín dụng sẽ cồng kềnh hơn khi phải có thêm bộ phận thực hiện các hoạt động giám sát, phân loại và báo cáo, không kể tới việc NH phải đầu tư thêm một hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền... Phòng, chống rửa tiền là thực hiện theo cam kết quốc tế và nhằm kiểm soát tiền "bẩn" tại VN. Tuy nhiên, cũng cần tính tới trường hợp quy định không chặt chẽ, hợp lý sẽ dẫn tới hiện tượng lách luật và ảnh hưởng tới lợi ích và mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Lưu Thủy

Lao Động

Các tin tức khác

>   Cuộc đua tăng lãi suất đã giảm nhiệt (10/07/2009)

>   Kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn 20.000 tỉ đồng (10/07/2009)

>   Ngân hàng sợ bán đôla cho doanh nghiệp (10/07/2009)

>   Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đã đạt gần 376 nghìn tỷ đồng (10/07/2009)

>   Hoàn thuế thu nhập cá nhân thông qua cơ quan chi trả (10/07/2009)

>   Kết quả đấu thầu trái phiếu CP do Ngân hàng Phát triển VN phát hành (10/07/2009)

>   Giải pháp bảo mật trong hệ thống ngân hàng (10/07/2009)

>   Lãi suất chứng chỉ tiền gửi trung hạn tại Sacombank lên đến 9.78%/năm (10/07/2009)

>   Lãi suất tiết kiệm tưởng cao hóa thấp (10/07/2009)

>   Lại tăng lãi suất kỳ hạn ngắn: Cẩn trọng với hệ lụy (10/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật