Thứ Tư, 15/07/2009 10:09

Ngành Dệt may Việt Nam: Bao giờ hết gia công?

Do không đủ năng lực tự thiết kế mẫu, chủ động nguồn nguyên - phụ liệu, tự chào bán sản phẩm… nên đến nay, phần lớn các doanh nghiệp (DN) dệt may (DM) nước ta mới chỉ dừng ở khâu gia công. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy giảm, đây là một trong những trở ngại ảnh hưởng đến mục tiêu xuất khẩu (XK) của toàn ngành.

Suy giảm kinh tế thế giới đã làm giảm sức mua ở các thị trường, tác động khá mạnh tới ngành DM: kim ngạch XK vào Mỹ 6 tháng đầu năm nay giảm 5%, XK vào EU giảm 4%... Tuy nhiên, XK sản phẩm DM sang thị trường Nhật Bản đã tăng 20%, đạt hơn 430 triệu USD (nhờ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản). Ngoài ra, các DN đã chủ động tìm thị trường mới, mở rộng hợp tác, nên kim ngạch XK vào thị trường Hàn Quốc, Xin-ga-po cũng tăng cao… Vì thế, mặc dù kim ngạch XK cả nước 6 tháng đầu năm 2009 giảm so với cùng kỳ, nhưng kim ngạch XK của ngành DM đã đạt giá trị 4,08 tỷ USD (cao hơn cả XK dầu thô).

Ngành DM nước ta luôn khẳng định thế mạnh trên thị trường quốc tế, nhưng thực chất các DN mới chỉ dừng ở khâu gia công. Trong khi công nghệ thời trang là chuỗi liên kết 5 yếu tố: thương hiệu - nguyên, vật liệu - thiết kế - sản xuất - phân phối; song rất ít DN phát triển đồng thời cả 5 yếu tố trên, dù họ đều biết nếu sản xuất theo hình thức FOB (tự mua nguyên - phụ liệu, tự thiết kế, chào bán sản phẩm...), hiệu quả sẽ cao hơn. Hoạt động gia công thuần túy có ưu điểm thu hút nhiều lao động tạo việc làm ổn định và phù hợp với những DN có thiết bị, kỹ thuật thấp, vốn ít, chưa có kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế. Nhược điểm của làm hàng gia công là thu nhập thấp và DN luôn bị động. Vì thế, đến nay nhiều DN đã ký được hợp đồng đến hết năm 2009, sang đầu năm 2010, nhưng vẫn lúng túng trong việc thực hiện hợp đồng. Chỉ có những thương hiệu lớn như Việt Tiến, May 10, May Nhà Bè… có thể chủ động trong việc thực hiện các đơn đặt hàng...

Để giảm bớt tình trạng làm gia công của các DN trong ngành DM, đồng thời xây dựng thương hiệu thời trang riêng cho sản phẩm DM Việt Nam, theo các chuyên gia, DN cần chủ động nguồn nguyên - phụ liệu "đầu vào", chú trọng đầu tư tạo ra những mẫu mới, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện có nhiều DN như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May 10, Phong Phú, Dệt May Hà Nội, Sài Gòn 2, Sanding, Legafashion… đã đầu tư mạnh vào thiết kế mẫu qua việc tuyển dụng hàng chục nhà thiết kế vào làm việc với những điều kiện ưu đãi. Từ đó, một số thương hiệu thời trang Việt đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng như San Sciaro, Manhattan, VeeSendy (Việt Tiến), F-house (Phương Đông)…

Để chủ động về nguyên liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng cho sản phẩm DM, Tập đoàn Dệt may đang thực hiện chương trình sản xuất dệt thoi nhằm tăng tỷ lệ vải cung ứng cho các DN (với mục tiêu đến năm 2010 phải có 1 tỷ mét vải, trong đó 500 triệu mét phục vụ XK); liên doanh liên kết với các DN trong, ngoài nước đầu tư sản xuất các sản phẩm hóa dầu (xơ, sợi, hóa chất, thuốc nhuộm...). Đầu tư xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên, phụ liệu may mặc quy mô lớn, tạo thành các chợ đầu mối về buôn bán nguyên, phụ liệu... Ngoài ra, các DN cũng mong muốn ngành chức năng có những giải pháp đồng bộ, tạo điều kiện cho các DN làm hàng FOB góp phần giảm tỷ lệ hàng gia công và sản xuất những sản phẩm chất lượng cao để tăng sức cạnh tranh.

Thanh Hiền

HÀ NỘI MỚI

Các tin tức khác

>   Dệt may chuẩn bị thế và lực (15/07/2009)

>   Quản lý chặt quy hoạch ngành Xi măng để cân đối cung-cầu (15/07/2009)

>   Thị trường hàng không nội địa tăng trưởng 15% (15/07/2009)

>   Trao đổi thương mại biên giới Việt-Trung tăng mạnh (15/07/2009)

>   Thanh tra Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (15/07/2009)

>   Hàng triệu thuê bao di động nguy cơ mất số (15/07/2009)

>   Lùi thời gian kiểm toán Vietnam Airlines đến tháng 8 (15/07/2009)

>   Không được góp vốn bằng hứa mua, hứa bán căn hộ (15/07/2009)

>   Công khai chuyến bay bán vé kích cầu du lịch (15/07/2009)

>   Quản lý giá xăng dầu: Cần công khai chi phí đầu vào (15/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật