Thứ Năm, 30/07/2009 06:50

Làm giá cổ phiếu ngân hàng

Nhiều lệnh mua hàng trăm ngàn cổ phiếu ngân hàng với giá cao để đẩy giá lên và ngược lại

Kết quả kinh doanh của các ngân hàng (NH) niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM đều khá khả quan. Nhưng tại sao giao dịch cổ phiếu NH những phiên gần đây biến động thất thường?

Tung chiêu đẩy lên

Sàn chứng khoán TPHCM hiện có 3 NH niêm yết cổ phiếu. Đó là NH Sài Gòn Thương Tín (STB), Vietcombank (VCB), NH Công thương VN (CTG). Kết thúc 6 tháng đầu năm 2009, lợi nhuận VCB là 2.450 tỉ đồng. CTG thu về 2.100 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế trong khi chỉ tiêu cả năm chỉ 2.593 tỉ đồng. STB cũng đạt mức lãi 905 tỉ đồng. Thế nhưng hiệu quả kinh doanh không phải yếu tố làm cho cổ phiếu của 3 NH này tăng giá trong những phiên giao dịch gần đây. Đó là chưa kể có hiện tượng cổ phiếu NH lên xuống bất thường, làm cho các chuyên gia cho rằng các đại gia chứng khoán đã đẩy giá cổ phiếu CTG, VCB, STB lên bằng cách tung ra lệnh mua hàng trăm ngàn cổ phiếu với giá cao.

Tác động của chiêu này làm nhiều nhà đầu tư (NĐT) nhỏ lẻ bị “cuốn theo chiều gió” nhưng không thể chen chân phải đặt lệnh mua với giá cao hơn. Cứ thế giá cổ phiếu CTG, STB, VCB tăng dần lên. Biểu hiện rõ nhất là 4 phiên giao dịch gần nhất (từ ngày 22 đến 24-7 và 27-7) CTG đều tăng trần, từ 34.400 đồng/cổ phiếu leo lên 40.800 đồng/cổ phiếu (tăng 20%), dư mua lên tới 7,6 triệu cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt gần 8 triệu cổ phiếu. STB, VCB cũng có đà tăng giá tương tự; lượng dư mua, khối lượng giao dịch cũng tăng đột biến như CTG.

Tuy nhiên, giới phân tích cho biết trong tiến trình đẩy giá lên thị trường sẽ có những đợt điều chỉnh. Phiên giao dịch ngày 28-7, CTG, VCB, STB đồng loạt rớt giá là một minh chứng. Phiên này, các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán đã tranh thủ thu gom cổ phiếu NH với khối lượng lớn. Điều này thể hiện khá rõ khi STB khớp lệnh thành công 8,5 triệu cổ phiếu. VCB và CTG đều có khối lượng giao dịch 2 triệu cổ phiếu. Trong khi NĐTNN chỉ mua 3 mã chứng khoán này gần 400.000 cổ phiếu.

Dìm giá để gom hàng?

Quan sát thị trường, nhiều người nhận thấy trước khi đẩy giá lên, các đại gia thường dìm giá cổ phiếu NH theo cách đặt lệnh bán giá thấp, số lượng cực lớn vào những thời điểm thị trường đi xuống. Nhiều NĐT muốn thoát khỏi cổ phiếu NH phải đặt lệnh bán với giá thấp hơn. Khi đó, các đại gia sẽ đặt lệnh mua có số lượng và mức giá ngang bằng lệnh bán của nhiều người khác. Qua nhiều phiên giao dịch, giá cổ phiếu NH giảm dần và xuống đến mức giá như ý muốn, các đại gia sẽ gom hàng.

Diễn biến của các phiên giao dịch (ngày 16, 17-7 và 20, 21-7) cho thấy CTG liên tục giảm giá sàn. STB, VCB bị bán tháo. Thế nhưng, khối lượng giao dịch của 3 mã này lại khá lớn. Đơn cử ngày 21-7, CTG trao tay 2,1 triệu cổ phiếu, trong đó NĐT nước ngoài mua 500.000 cổ phiếu; chênh lệch bán - mua 335.000 cổ phiếu. STB khớp lệnh gần 4 triệu cổ phiếu, dư bán nhiều hơn dư mua... Thời điểm đầu tháng 7-2009, thị trường cũng ghi nhận chỉ trong vài ngày, STB bán xong 18,2 triệu cổ phiếu quỹ với giá 35.000 đồng/cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận, chứng tỏ người mua STB là các đại gia mới tiêu thụ hết khối lượng lớn cổ phiếu trong một thời gian ngắn.

Không nên ăn theo

Theo giới phân tích, các tổ chức thường đưa ra những tuyên bố căn cứ vào giá trị tài sản, tốc độ tăng tưởng, chỉ tiêu lợi nhuận, độ an toàn trong hoạt động kinh doanh... để rót vốn vào cổ phiếu NH. Tuy vậy, điều này chỉ đúng về mặt lý thuyết. Bởi thời điểm này phần lớn NĐT lớn đều là “vận động viên” lướt sóng. Khi giá cổ phiếu NH lên như kỳ vọng họ sẽ ồ ạt xả hàng. Việc các tổ chức dìm giá cổ phiếu NH sau đó đẩy giá lên là để tạo sóng thị trường. NĐT nhỏ lẻ có thể bị cuốn theo những con sóng đó nhưng không biết đâu là đỉnh, đâu là đáy để nhảy vô hay thoát ra cổ phiếu NH. Vì thế, khi thông tin giao dịch cổ phiếu NH biến động bất thường, NĐT không nên tham gia thị trường.

Thy Thơ

Người lao động

Các tin tức khác

>   Để khách hàng bán khống cổ phiếu, một công ty bị phạt (30/07/2009)

>   Sắp khởi công thuỷ điện lớn nhất Kon Tum (29/07/2009)

>   SEAF đầu tư 30 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Hòa Bình (29/07/2009)

>   Tin giao dịch cp STL, DTC, SCJ, NVC, KKC, HUT, VC3, NPS (30/07/2009)

>   Giới thiệu CTCP Khách sạn Sài Gòn (SGH) (29/07/2009)

>   YBC: Lưu ký chứng khoán đăng ký bổ sung (29/07/2009)

>   24/07/2009, TTLKCK bắt đầu nhận đăng ký cổ phiếu EID (29/07/2009)

>   QTC: Giải trình kết quả kinh doanh quý II/2009 (29/07/2009)

>   VCG: Xin nộp chậm Báo cáo tài chính quý II/2009 (29/07/2009)

>   SGD: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức đợt 1 năm 2009 (29/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật