Thứ Năm, 16/07/2009 09:14

IMF: Nhật cần thêm gói kích thích nếu KT vẫn chưa hồi phục

(Vietstock) – Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) cho biết Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) nên sẵn sàng tung thêm gói kích thích kinh tế nếu nhu cầu thế giới không đủ mạnh để vực dậy nền kinh tế nước này.

Theo nhận định của ông Jim Gordon, trưởng phái đoàn IMF tại Nhật Bản thì: “Vẫn còn những nguy cơ suy giảm, đặc biệt là nếu xuất khẩu tiếp tục yếu ớt và tình trạng thất nghiệp gia tăng sẽ khiến cho tiêu dùng của người dân sẽ tiếp tục ở mức thấp hơn nữa. Điều này đặt ra yêu cầu quan trọng cho chính phủ Nhật Bản trong việc tiếp tục triển khai các chính sách tài khóa, tiền tệ và chính sách đối với ngành tài chính một cách tích cực để hỗ trợ cho nền kinh tế, nếu tình hình xấu đi”.

Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso hứa sẽ đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 25 tỷ JPY (tương đương với 260 tỷ USD) để vực dậy nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng được xem là tồi tệ nhất kế từ năm 1945. Sau khi quyết định tiếp tục duy trì lãi suất qua đêm ở mức 0.1%, BOJ đã tiến hành mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, cùng với việc cung cấp những khoản vay không hạn chế cho các ngân hàng. Trước báo cáo của IMF vài giờ, BOJ tuyên bố rằng chương trình mở rộng tín dụng khẩn cấp có thể kết thúc vào Tháng 12.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, ông Masaaki Shirakawa phát biểu: “Chúng tôi quyết định thực hiện chính sách mở rộng trong 3 tháng, không phải là 6 tháng như trước đây, vì các điều kiện tài chính đang được cải thiện, và chúng tôi nghĩ rằng tình hình sẽ còn tiếp tục cải thiện hơn nữa trong thời gian tới. Nếu tình hình tiến triển tốt hơn, chúng tôi sẽ cho dừng chương trình này.”

Bình luận về các chính sách của BOJ, trong một báo cáo của mình, IMF cho rằng hầu hết các nhà quản lý đều “cung cấp các biện pháp nới lỏng tín dụng bổ sung để có thể làm giảm rủi ro hoặc sự xuất hiện trở lại của tình trạng căng thẳng tài chính, trong khi đó có thể giảm thiểu rủi ro cho bảng cân đối kế toán của BOJ”.

Tăng trưởng trong năm 2010

Theo dự báo của văn phòng IMF ở Washington, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới-Nhật Bản- sẽ sụt giảm ở mức 6% trong năm 2009, trước khi đạt mức tăng trưởng ở mức 1.75% trong năm 2010. Mức dự báo này giống với mức dự báo trong tuần trước đó.

Ban giám đốc điều hành IMF kỳ vọng “Tình trạng phục hồi bền vững sẽ tiếp tục trong năm tới, cùng xu hướng với sự tăng trưởng toàn cầu, với giảm phát nhẹ trong thời suy thoái”. Nhưng Ban giám đốc IMF cũng nhận định rằng tình hình vẫn còn nhiều bất ổn, không có gì là chắc chắn.

IMF cho rằng tình hình có thể sẽ không như mong đợi, chịu tác động lớn bởi tình trạng thất nghiệp tiếp tục căng thẳng, các điều kiện tài chính trong nước thắt chặt, và những bất ổn từ bên ngoài.

Bên cạnh việc đề cao những phản ứng của các nhà làm chính sách Nhật Bản là tích cực, IMF cũng cảnh báo rằng những chính sách đang thực hiện có thể sẽ khiến tình trạng nợ chính phủ trở nên xấu đi.

Bên cạnh đó, IMF khuyến cáo các nhà làm chính sách Nhật Bản cần chú ý từ bỏ việc thực hiện các chính sách bất thưởng một khi sự hồi phục kinh tế đã đi vào quỹ đạo.

Theo một báo cáo của IMF, giá trị đồng JPY đã tăng khoảng 20% kể từ Tháng 8 năm 2008, và dường như đồng tiền này đang trong tiến tới mức cân bằng hơn trong dài hạn.

Khánh Hà – Cao Vệ (Theo Bloomberg)

Các tin tức khác

>   Mười xu thế đáng lưu tâm thời hậu khủng hoảng (16/07/2009)

>   Băn khoăn chứng khoán cuối năm (16/07/2009)

>   Thâm Quyến-Hongkong sẽ niêm yết chéo cổ phiếu (15/07/2009)

>   New York Times bán đài phát thanh (15/07/2009)

>   Về hưu, cựu CEO GM được nhận khoảng 20,2 triệu USD (15/07/2009)

>   CK Châu Á lấy lại niềm tin nhờ BCTC của các doanh nghiệp Mỹ (15/07/2009)

>   Goldman Sachs gây sửng sốt với khoản lãi kỷ lục (15/07/2009)

>   Giá gạo trên thị trường thế giới có thể giảm (15/07/2009)

>   Ngành tài chính có thể đóng vai trò nền tảng cho thị trường (15/07/2009)

>   Giá dầu đỏng đảnh gây áp lực đối với phục hồi kinh tế (15/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật