Thứ Ba, 07/07/2009 07:03

Giới đầu tư trên TG quan ngại sâu sắc về triển vọng hồi phục KT

THỊ TRƯỜNG MỸ

(Vietstock) - Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua – Thứ Hai 06/07/2009, ngoại trừ chỉ số NASDAQ, các chỉ số chứng khoán chủ yếu còn lại trên thị trường Mỹ đều hồi phục nhẹ trước khuynh hướng dịch chuyển dòng vốn của giới đầu tư Mỹ vào các ngành mang tính chất phòng thủ trên thị trường.

Theo đó, chỉ số công nghiệp DJIA tăng nhẹ 44.13 điểm (tương đương 0.53%) đóng cửa ở mức 8324.87 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 2.3 điểm (tương đương 0.26%) lên 898.72 điểm và chỉ số NASDAQ giảm 9.12 điểm (tương đương 0.51%) đóng cửa ở mức 1787.40 điểm.

Chúng tôi cho rằng, với việc giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần trở lại đây cùng với thông tin khá bi quan về thị trường lao động Mỹ được công bố trong tuần qua, giới đầu tư Mỹ sẽ có khuynh hướng cân nhắc 2 vấn đề chính yếu:

Thứ nhất, sự hồi phục của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua phải chăng đã quá nhanh và quá sớm so với đà hồi phục của kinh tế Mỹ? Nếu thực sự là như vậy, vấn đề phải cân nhắc ở đây là liệu sự điều chỉnh trong thời gian vừa qua đã phù hợp để đưa thị trường Mỹ về đúng quỹ đạo của nó?

Thứ hai, phải chăng góc nhìn của giới đầu tư vào triển vọng kinh tế thế giới trong thời gian qua đã lạc quan một cách thái quá trước những thông tin vốn chỉ được công bố theo định kỳ. Điều mà các nhà đầu tư quan tâm ở đây là nếu kết nối toàn bộ các sự kiện diễn ra trong thời gian vừa qua, bức tranh tổng thể thực sự của kinh tế thế giới sẽ ở tình trạng như thế nào? Liệu sự hồi phục của kinh tế thế giới sẽ diễn ra vào cuối năm 2009 hay sẽ phải chờ sang năm 2010?

Phiên giao dịch ngày hôm qua của thị trường chứng khoán Mỹ cũng đã thể hiện tâm lý quan ngại và chờ đợi của giới đầu tư Mỹ. Mở đầu phiên giao dịch, các chỉ số chứng khoán trên thị trường Mỹ đều tiếp tục đà giảm điểm trước những lo lắng của giới đầu tư vào viễn cảnh kinh tế Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian giao dịch còn lại, một dòng vốn lớn đã dịch chuyển từ các ngành có tính bất ổn cao sang các ngành mang tính chất phòng thủ như hàng thiết yếu cho tiêu dùng, công nghệ sinh học. Theo đó, cổ phiếu của các công ty thuộc nhóm ngành dầu khí như Exxon Mobil, Chevron đã dẫn đầu những mã giảm điểm trong ngày hôm qua. Ở chiều hướng ngược lại, các cổ phiếu thuộc nhóm ngành hàng thiết yếu cho tiêu dùng như Johnson&Johnson, P&G đã tăng giá khá mạnh. Quan điểm của chúng tôi cho rằng, nhiều khả năng các nhà đầu tư Mỹ đang có động thái bảo toàn vốn nhằm chờ đợi những thông tin tiếp theo về thị trường lao động sẽ được công bố trong ngày Thứ Năm trong tuần.

Tập đoàn Pepsi và Pepsi Bottling Group vừa thông báo sẽ tiếp tục đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD vào thị trường Nga trong vòng 3 năm tiếp theo trong cố gắng khôi phục lợi nhuận từ các thị trường mới nổi nhằm bù đắp cho nhu cầu tiêu thụ giảm sút mạnh mẽ tại thị trường Mỹ.

Lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ đã tăng từ 3.49% được thiết lập vào ngày giao dịch Thứ Năm tuần trước lên mức 3.51%. Bên cạnh đó, giá dầu thô ngọt nhẹ giao Tháng 8 tại thị trường New York tiếp tục giảm 2.68$ xuống còn 64.05$/thùng, mức thấp nhất trong 6 tuần trở lại đây.

THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Trong phiên giao dịch diễn ra vào ngày hôm qua, sắc đỏ tiếp tục bao trùm các thị trường chứng khoán châu Âu dưới tâm lý quan ngại sâu sắc về triển vọng kinh tế toàn cầu của các nhà đầu tư trên lục địa này sau khi giá dầu thô giảm mạnh xuống mức dưới 65$/thùng. Dẫn đầu trong đợt suy giảm ngày hôm qua tiếp tục là các cổ phiếu thuộc nhóm ngành ngân hàng, khai khoáng và dầu khí.

Theo đó, chỉ số Dow Jones Euro Stoxx 50 giảm 1.05% xuống mức 2055.57 điểm, chỉ số FTSE 100 của Anh Quốc giảm 0.98% xuống 4194.91 điểm. Bên cạnh đó, các chỉ số chứng khoán tại các quốc gia châu Âu khác như DAX 30 của CHLB Đức và CAC 40 của CH Pháp đều giảm điểm ở mức 1.2%.

THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Cũng trong phiên giao dịch hôm Thứ Hai vừa qua, trước thông tin giá cả hàng hóa giao dịch trên thị trường cũng như số chuyến vận chuyển hàng hải sụt giảm mạnh, các cổ phiếu thuộc nhóm ngành khai khoáng, vận tải, dầu mỏ tại thị trường châu Á đã rớt giá với biên độ khá lớn. Bên cạnh đó, cổ phiếu thuộc nhóm ngành năng lượng cũng chìm trong sắc đỏ sau khi giá dầu thô trên thị trường New York rớt xuống dưới mức 65$/thùng. Theo đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 1.38% và đóng cửa ở mức 9680.87 điểm, chỉ số Hang Sheng của Hồng Kông giảm 1.23% xuống mức 17979.41 điểm.

GÓC NHÌN ĐẦU NGÀY

Trước những diễn biến trong phiên giao dịch ngày hôm qua, chúng tôi cho rằng, hiện nay, điều mà các nhà đầu tư trên thế giới quan tâm hiện nay đã không còn là vấn đề liệu kinh tế toàn cầu đã bước vào giai đoạn hồi phục chưa, mà thực tế, phải là liệu tính bền vững của quá trình hồi phục này đang ở mức độ nào. Chính vì vậy, vẫn tồn tại khả năng điều chỉnh mạnh của các thị trường chứng khoán trên thế giới trong thời gian sắp tới nếu như các thông tin được công bố trong thời gian sắp tới đáp ứng được những gì mà tâm lý các nhà đầu tư đang kỳ vọng.

Phòng Nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác

>   Trung Quốc xây nhà máy phong điện lớn nhất (07/07/2009)

>   Giá xăng, dầu tại Mỹ tiếp tục giảm mạnh (07/07/2009)

>   Trung Quốc: Những nguy cơ từ gói kích thích (07/07/2009)

>   ADB và Citibank hỗ trợ 1,5 tỷ USD cho châu Á (07/07/2009)

>   WTO khai mạc hội nghị "Viện trợ thương mại" (07/07/2009)

>   Thất nghiệp khiến lợi nhuận DN quý 2 toàn cầu sụt giảm (06/07/2009)

>   Hồi hộp đợi lợi nhuận, CK Châu Á chìm trong sắc đỏ (06/07/2009)

>   Tòa án phê chuẩn kế hoạch bán tài sản của GM (06/07/2009)

>   Trung Quốc rục rịch dùng Nhân dân tệ cho xuất nhập khẩu (06/07/2009)

>   Trung Quốc nhảy vào cuộc đua thôn tính Opel (06/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật