Thứ Tư, 15/07/2009 14:09

Đua "hàng khủng" trong ngành an ninh mạng

Hai nhà sản xuất phần mềm an ninh cho máy vi tính hàng đầu thế giới, Symantec và McAfee, giống như những nhà thuyết giáo đang đứng đầu cuộc đua giành lại niềm tin của người tiêu dùng. Họ khoe khoang, dọa dẫm và cả tố cáo lẫn nhau trong khi cố thuyết phục mọi người rằng sản phẩm bảo vệ máy vi tính của mình sẽ giúp tránh được “quỷ dữ”, tức là những con virus nguy hiểm được gửi qua thư điện tử và những con sâu độc trên internet.

“Giống như một cuộc chạy đua vũ trang"

Hàng triệu khách hàng trên toàn cầu sẵn lòng bỏ ra một khoản tiền đều đặn hàng năm để được bảo vệ trước các mối đe dọa an ninh trên mạng.

Mới đây, cuộc cạnh tranh giữa hai hãng này đã trở nên gay gắt hơn, cả hai đều cố gắng để phần mềm của mình được cài đặt trong nhiều máy tính cá nhân mới, nhiều trang web và nhiều nhà cung cấp dịch vụ internet mới. McAfee tỏ ra đặc biệt hăng hái khi sử dụng một loạt các hợp đồng với các nhà sản xuất máy vi tính lớn hòng soán ngôi đầu bảng của Symantec trong lĩnh vực này.

“Giống như một cuộc chạy đua vũ trang vậy”, người phụ trách tài chính của McAfee, ông Albert A. Pimentel, nhận xét. Theo ông, các công ty an ninh mạng cần phải thường xuyên thuyết phục được người tiêu dùng và các đối tác tiếp tục đăng ký mua mới hoặc chuyển từ sử dụng sản phẩm của một đối thủ cạnh tranh sang sản phẩm tương tự của mình.

Một thập kỷ qua, McAfee đã gặp phải toàn những vấn đề tài chính và pháp lý, làm giảm tính cạnh tranh và suy sụp tinh thần của nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, nhiều thay đổi đã diễn ra trong hai năm gần đây, kể từ khi ông David G. DeWalt từ bỏ vị trí phụ trách bán hàng tại một công ty lưu kho EMC sang đầu quân cho McAfee, kế nhiệm Chủ tịch George Samenuk, người phải từ chức sau một vụ bê bối chứng khoán trước đó.

Dưới trướng của ông DeWalt, McAfee đã phát triển rất tốt trong lĩnh vực an ninh mạng, mua lại một số công ty phần mềm an ninh khác và tăng doanh số bán hàng, đồng thời mở rộng kinh doanh. McAfee đã sẵn sàng vượt Symantec trong năm tới, về cả doanh số bán hàng lẫn thị phần thương mại, nếu xu hướng hiện nay được duy trì.

Tuy nhiên, theo công ty nghiên cứu Gartner, Symantec hiện vẫn đi đầu trên thị trường chứng khoán, với thị phần nhiều gấp đôi của McAfee. Trên thị trường người tiêu dùng, Symantec còn vượt xa hơn nữa, với 52% thị phần và 1,8 tỷ USD doanh thu trong năm ngoái, trong khi McAfee chỉ có 18% thị phần và doanh thu 624 triệu. Bên cạnh hai công ty này, còn có một loạt các hãng nhỏ hơn như Trend Micro, CA và Kaspersky Lab cũng kinh doanh trong lĩnh vực an ninh mạng.

“Đúng là Symantec và bảy chú lùn”, Giám đốc điều hành của Symantec, Enrique T. Salem, so sánh.

Trong một nỗ lực liều lĩnh nhằm tăng uy tín của mình đối với người tiêu dùng, McAfee đã thử giành các nhà sản xuất máy vi tính bằng cách cho họ đúng cái họ đều muốn: đó là thật nhiều tiền. Trong năm ngoái, công ty này đã chi 55 triệu USD, hơn bất cứ đối thủ nào, để phần mềm diệt virus McAfee được cài đặt sẵn trong các máy vi tính đập hộp. Hiện họ đã có các đối tác như Dell, Acer, Toshiba, Sony và Lenovo.

“Phần mềm của chúng tôi đã được gắn vào gấp đôi số máy tính so với năm ngoái”, DeWalt cho biết. Công ty môi giới Jefferies & Company ước đoán hơn 40% số máy tính được bán ra trong năm nay sẽ được cài sẵn phần mềm diệt virus McAfee.

Cạnh tranh ngày càng dữ dội

Công ty bán máy vi tính lớn nhất thế giới Hewlett-Packard hiện có một hợp đồng riêng với Symantec liên quan đến những người sử dụng máy vi tính của họ. Theo ông DeWalt, hợp đồng này có thể được đưa ra đấu giá trong năm tới và Symantec sẽ phải đấu tranh để có được nó. Ông khẳng định: “Từ trước tới nay không có nhiều cạnh tranh, nhưng từ nay về sau sẽ có”.

Tuy nhiên, ông Salem cho biết nếu McAfee ra giá quá cao, Symantec sẽ bỏ hợp đồng đó và trực tiếp chi tiền xây dựng các sản phẩm khác của mình, không liên quan đến an ninh mạng. Tuy nhiên, trong một phát biểu khác, ông Salem khoe rằng Symantec đã giành được 8 trên 9 hợp đồng với các hãng máy vi tính chuẩn bị đấu giá trong năm 2009.

Việc thanh toán mà cả hai hãng thực hiện với các đối tác đều phức tạp, và người ta cũng chỉ trích hai hãng này không minh bạch đối với các cổ đông.

Thông thường, các thỏa thuận với các công ty bán máy vi tính yêu cầu các hãng sản xuất phần mềm diệt virus phải trả trước. Cả hai bên sau đó chia thu nhập trong thời gian hợp đồng, khi người tiêu dùng quyết định đăng ký thuê bao sử dụng phần mềm sau thời gian dùng thử và bắt đầu trả phí hàng năm.

McAfee đã phải gánh khoản chi phí trả trước này lớn hơn tất cả các hãng khác vì họ phải chờ nhiều tháng trước khi bắt đầu thu được tiền từ các đăng ký thuê bao. Các nhà đầu tư phải dự đoán được bao nhiêu người dùng thử sẽ quyết định mua sản phẩm sau khi cân nhắc giá trị của việc đăng ký thuê bao dùng McAfee.

“Tôi cho rằng họ đang có một quan điểm rất hấp dẫn khi cố gắn chi phí cài đặt phần mềm của mình vào máy vi tính với những khoản thu nhập mà họ cho là sẽ nhận được sau này”. Đó là nhận định của ông Nick Gibbons, một chuyên gia của Gradient Analytics, công ty chuyên bán các nghiên cứu kế toán pháp lý và đã xếp hạng thấp McAfee. Theo ông, “các nhà đầu tư sẽ ít thiệt thòi hơn nếu nhà quản lý công khai nhiều thông tin hơn về các hợp đồng”.

Ông Gibbons lập luận rằng số tiền phải trả cho các đối tác đã thêm vào một loạt các chi phí lớn của McAfee, như chi phí chứng khoán và các khoản tiền trả trước theo luật định, khiến sổ cân bằng kế toán của McAfee phức tạp hơn và tương đương với tiền lãi. Như vậy, rất khó nói chính xác việc mất tiền cho các đối tác đem lại thành công đến mức nào.

Tuy nhiên, McAfee cho biết số tiền họ phải trả trước vẫn nhỏ hơn nếu so với tổng giá trị tiềm năng của các hợp đồng với các công ty máy tính, và tỷ lệ chuyển đổi dịch vụ đang diễn ra mạnh mẽ. Thêm vào đó, hãng này cho hay đang thử thỏa thuận hợp đồng với Gradient và cho rằng công ty này đang phát triển nghiên cứu thị trường của họ theo một cách nhạy cảm nhằm thu hút những người bán ngắn hạn, tức là bán cổ phiếu vay nợ của một thị trường chứng khoán máy tính, với hy vọng mua lại chúng sau này với giá rẻ hơn.

Cũng như với nhiều công ty công nghệ khác, cổ phiếu của McAfee đã mất giá trong năm ngoái, song mức giá 41USD hồi tuần trước đã ngang bằng với thời điểm trứoc khi xảy ra suy thoái toàn cầu.

Các lãnh đạo của McAfee và Symantec cho biết các hợp đồng đối tác chỉ là chuyện nhỏ. McAfee kiếm nhiều tiền từ việc bán các sản phẩm an ninh tập thể hơn là từ các sản phẩm cá nhân. Còn Symantec, với doanh thu 6,2 tỷ USD/năm, hãng này là một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới.

Khả năng chống chọi với suy thoái

Thêm vào đó, cả hai công ty đang nằm trong khu vực thị trường hoạt động tốt bất chấp thời kỳ suy giảm lượng tiêu dùng toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ. Theo Gartner, thị trường phầm mềm an ninh mạng tăng trưởng 19% trong năm ngoái. McAfee đã chứng tỏ khả năng chống chọi với suy thoái, khi doanh thu của họ tăng 22% năm ngoái, đạt 1,6 tỷ USD, chủ yếu nhờ một sự phối hợp sản phẩm đa dạng hơn.

Một thách thức trong dài hạn đối với hai hãng sản xuất phần mềm này là sự phổ biến của các gói phần mềm an ninh cơ bản miễn phí mà một số công ty đưa ra, trong đó có chi nhánh Tools PC của Symantec. Thêm vào đó, Microsoft, công ty chế ngự thị trường phần mềm máy vi tính trên toàn thế giới, vừa công bố một phiên bản chạy thử của phần mềm diệt virus miễn phí.

McAfee và Symantec lập luận rằng để thực sự tránh khỏi các phần mềm có hại cần cam kết mạnh hơn, và nhiều tiền hơn. Cả hai hãng này cố thuyết phục người tiêu dùng mua đồng bộ phần mềm an ninh mạng của mình, bao gồm tường lửa và dịch vụ hỗ trợ qua mạng.

Quốc Thái

tuần việt nam, NYtimes.com

Các tin tức khác

>   WB giúp Tuynidi tự chủ về năng lượng (15/07/2009)

>   Kinh ngạc về dự trữ ngoại hối của TQ (15/07/2009)

>   Chỉ số niềm tin của nhà đầu tư Đức giảm (15/07/2009)

>   "Đối thoại kinh tế và chiến lược" Trung-Mỹ (15/07/2009)

>   Trung Quốc xem xét điều chỉnh chính sách kinh tế (15/07/2009)

>   US Airways sẽ cắt giảm 600 việc làm (15/07/2009)

>   Thị trường dầu mỏ "đổi chiều" vào năm 2010 (15/07/2009)

>   Ba lựa chọn cho sự khởi đầu mới (15/07/2009)

>   "Kinh tế Mỹ cần thêm một liều Viagra" (14/07/2009)

>   Ngày niềm vui trở lại trên thị trường chứng khoán Châu Á (14/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật