Chủ Nhật, 12/07/2009 08:45

Công nghiệp Việt Nam: Vượt cơn “bĩ cực”

Từ đầu năm tới nay, nước ta tiếp tục chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Điều đó đã làm cho ngành công thương gặp không ít khó khăn.

Nhu cầu tiêu dùng trong, ngoài nước đều giảm, nên sản xuất và xuất khẩu giảm theo; một số DN tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng khiến một bộ phận lao động thiếu việc làm, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp và tới thời điểm hiện tại, một số giải pháp đã phát huy hiệu quả tạo điều kiện cho một số ngành thuộc khối công nghiệp đã có dấu hiệu hồi phục.

Duy trì được tốc độ tăng trưởng của một số ngành chủ lực

6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất CN toàn ngành đạt 324,2 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8%; giá trị gia tăng CN đạt 2,4% (cùng kỳ năm 2008 là 8,3%). Trong bối cảnh hiện nay, đó là mức đáng khích lệ. Nhiều ngành CN dần phục hồi nên tăng trưởng của một số sản phẩm chủ lực khá tốt, tương đương với tốc độ tăng trưởng của năm ngoái, thậm chí một số sản phẩm còn cao hơn, điển hình là điện sản xuất tăng 8,2%, dầu thô 17,7%, điều hòa nhiệt độ 44,7%, thép tròn các loại 12,6%, phân urê 5,8%...

EVN tập trung huy động các nguồn điện, liên tục duy trì công suất và điện năng trên đường dây 500kV từ Nam ra Bắc ở mức cao; đẩy nhanh tiến độ đưa một số công trình nguồn vào vận hành, nên công suất khả dụng của hệ thống được cải thiện (đạt 15.000 MW). Việc khai thác dầu thô 6 tháng đầu năm 2009 đạt 8,65 triệu tấn, tăng 17,7%. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào sản xuất với dòng sản phẩm đầu tiên là dầu DO, dầu hỏa và bắt đầu sản xuất các sản phẩm xăng, bảo đảm yêu cầu tiến độ do Quốc hội đề ra. Để nâng cao sản lượng khai thác, tạo thêm nguồn thu, Tập đoàn Dầu khí quốc gia đã ký hợp đồng và thỏa thuận hợp tác khai thác dầu khí ở An-giê-ri-a, Vê-nê-xu-ê-la, Liên bang Nga…; đồng thời tìm kiếm, thăm dò trong nước, đẩy nhanh tiến độ đưa 4 mỏ mới vào khai thác. Nhằm đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế trong những năm tới, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản tích cực nghiên cứu khả năng khai thác vùng bể than sông Hồng; củng cố hệ thống tiêu thụ, khắc phục ô nhiễm môi trường và triển khai dự án điện, bô-xít… Ngành cơ khí, cụ thể là sản xuất chế tạo máy nông nghiệp đã có sự tăng trưởng đột biến (sản lượng máy bơm nước tăng 4,5 lần; máy phun thuốc trừ sâu tăng 3,2 lần; máy kéo, xe vận chuyển tăng 1,5 lần; máy gặt đập liên hợp tăng 1,3 lần. Sản xuất của ngành dệt may, da giày trong quý II-2009 đã có dấu hiệu phục hồi, trên cơ sở đã triển khai "chương trình xúc tiến thị trường thương mại nội địa" với nhiều hệ thống siêu thị bán hàng trực tiếp và tìm thị trường XK mới.

6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt 27,612 tỷ USD, giảm 10,13% (bằng 43% so với kế hoạch điều chỉnh). Trong đó, khu vực DN trong nước giảm 11,58%, DN FDI giảm 4,92%. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, lượng XK hầu hết các mặt hàng tăng mạnh, nhưng do giá bình quân giảm nên kim ngạch giảm 6%. Theo Bộ Công thương, năm 2009 phấn đấu KNXK cả nước đạt 64,68 tỷ USD. Như vậy, 6 tháng cuối năm sẽ phải đạt hơn 37 tỷ USD là rất cao nếu không có biện pháp quyết liệt sẽ khó đạt được.

Quyết liệt với các giải pháp

Năm nay, để đạt mục tiêu tăng trưởng sản xuất CN không thấp hơn 10%; tăng trưởng KNXK 3% và giảm tỷ lệ nhập siêu nhỏ hơn 20%, Bộ Công thương cần quyết liệt thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ để khai thác tối đa năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường. Mặt khác, cần tiếp tục rà soát để hợp lý hóa, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản, trước hết là việc tiêu thụ một số ngành có lượng hàng lớn như lúa gạo, thủy sản và một số nông sản khác nhằm duy trì sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; phát triển hệ thống bán lẻ trong nước, chủ động đưa hàng hóa về nông thôn. Ngoài ra, cần phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, địa phương, rà soát cơ chế khuyến khích XK, lưu thông hàng hóa; tạo điều kiện ưu đãi và hỗ trợ để DN ổn định sản xuất, chú trọng hỗ trợ các dự án đầu tư sản xuất hàng XK, hàng thay thế NK…

Thanh Mai

Hà Nội mới

Các tin tức khác

>   Mục tiêu 64,68 tỷ USD xuất khẩu có trở thành hiện thực? (12/07/2009)

>   Bổ sung giá đất một số tuyến đường mới (12/07/2009)

>   Giảm độc quyền trong phân phối xăng dầu (12/07/2009)

>   Cơ hội kinh doanh thanh toán trực tuyến (12/07/2009)

>   XK qua Campuchia: Còn nhiều rào cản trong thanh toán (12/07/2009)

>   Giải trình cụ thể dự án thành phố sáng tạo tại Phú Yên (12/07/2009)

>   Thị trường BĐS du lịch: Không phải mua ở đâu cũng trúng! (12/07/2009)

>   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công cảng Cái Cui giai đoạn 2 (12/07/2009)

>   Giá cà phê thất thường (11/07/2009)

>   Nhận diện đúng vấn đề và tìm giải pháp phù hợp (11/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật