Thứ Sáu, 31/07/2009 09:56

Cơ hội cuối năm cho chứng khoán

TTCK trong quý II vừa qua đã có bước tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, cùng với triển vọng tăng trưởng của DN khi kinh tế phục hồi, mối lo về khả năng tái lạm phát và việc sớm hạn chế tín dụng trở lại trong những tháng cuối năm đã khiến NĐT lo lắng.

Thắt chặt hay chuyển sang trạng thái bình thường?

Liên tiếp trong tháng 7, NHNN đã đưa ra nhiều thông tin liên quan đến chính sách điều hành tiền tệ tác động không nhỏ đến tâm lý NĐT trên TTCK. Thứ nhất là động thái giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng tiền đồng từ 3,6% xuống 1,2%/năm, có hiệu lực từ 1.8.

Thứ hai là điều chỉnh tăng trưởng tín dụng đối với các NHTM nhà nước từ 30% xuống 27%. Cùng với đó là một đợt chạy đua tăng lãi suất huy động của các ngân hàng dù lãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức 7%. Liên tiếp các đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ gần đây thất bại do lãi suất trần không phù hợp với lãi suất kỳ vọng của NĐT trong khi áp lực bổ sung nguồn vốn cho các chương trình kích thích kinh tế, bù đắp bội chi vẫn còn.

Việc thắt chặt tín dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK. Chính vì vậy khi những thông tin trên được đưa ra, mà gần đây nhất là việc hạ lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc đã tác động không nhỏ đến giá CK mà đặc biệt là giá các CP ngành ngân hàng.

Tuy nhiên, các quyết định trên không hẳn là tín hiệu của xu hướng thắt chặt tiền tệ một cách cấp thiết. Việc thắt chặt tiền tệ thường gắn với tăng lãi suất cơ bản, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc hay hút tiền từ lưu thông về qua các nghiệp vụ thị trường mở.

Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc vốn đã được duy trì ở mức 1,2%/năm trong thời gian dài từ tháng 8.2008 trở về trước. Chỉ trong 4 tháng cuối năm 2008, lãi suất này được điều chỉnh tăng mạnh tới 5 lần và mức cao nhất là 10%. Sau đó NHNN đã điều chỉnh giảm trở lại và đến tháng 2.2009 còn 3,6%. Từ đầu tháng 8 tới, lãi suất này tiếp tục giảm còn 1,2%.

Như vậy, việc giảm lãi suất tiền gửi thực ra là đưa lãi suất trở về mức bình thường mà thôi. Theo phân tích của CTCK Sacombank, "Việc hạ lãi suất dự trữ bắt buộc có ý nghĩa tích cực trong bối cảnh các NH đều có kết quả kinh doanh tốt 6 tháng đầu năm.

Điều này giúp giảm một phần gánh nặng cho ngân sách và đồng thời cho thấy hệ thống ngân hàng từng bước ổn định". Thậm chí, giả thiết NHNN tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1-2% nữa thì vẫn chưa trở lại mức bình thường (8%) của thời kỳ kinh tế tăng trưởng.

"Nếu việc tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc xảy ra, đó cũng chỉ là việc điều chỉnh dần từ trạng thái nới lỏng tiền tệ sang trạng thái bình thường, chứ không phải sang trạng thái siết chặt và điều này ngầm hiểu rằng đây là tín hiệu tốt, thể hiện sự phục hồi kinh tế" - báo cáo phân tích của SBS nhận định.

Một phân tích khác của CTCK Vietcombank cho rằng, việc NHNN trong quý II cắt giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu thay vì sử dụng công cụ lãi suất cơ bản cũng khẳng định nỗ lực nới lỏng tiền tệ phục vụ cho các chương trình kích cầu.

Áp lực tăng lãi suất vừa qua của các NHTM là do nhu cầu vốn nên lãi suất tăng chủ yếu với các kỳ hạn dài. Trong khi mức lãi suất cơ bản khả năng lớn sẽ được duy trì ổn định đến hết 2009, nên lãi suất huy động có thể tăng nhưng không lớn, mà chủ yếu thông qua các hình thức khuyến mãi.

Phân tích này cũng cho rằng khả năng NHNN cũng sẽ mở rộng áp dụng lãi suất thỏa thuận với một số loại hình tín dụng khác, nhằm cải thiện lợi nhuận cho các ngân hàng.

Việc điều hành chính sách tiền tệ được kỳ vọng là sẽ không gây sốc như năm 2008, nhất là khi phải phục vụ các mục tiêu được ưu tiên trong từng thời kỳ. Năm 2009, mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đề cao nên các động thái chuyển hưởng đột ngột khó xảy ra. Ngay cả việc hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 30% xuống 27% cũng chỉ nhằm "thúc" các ngân hàng giám sát tốt hơn hoạt động cho vay, vì riêng tăng trưởng 6 tháng đã là 17%.

TTCK: Cơ hội tăng trưởng trung hạn

Hàng loạt báo cáo phân tích của các CTCK dự báo 6 tháng cuối năm, TTCK sẽ có sự tăng trưởng dù việc điều chỉnh vẫn xảy ra. Không nhiều kịch bản được đưa ra, nhưng căn cứ chủ yếu tin tưởng vào triển vọng của thị trường là khả năng phục hồi của nền kinh tế nói chung và DN niêm yết nói riêng. Chính sách tiền tệ được cho là yếu tố tác động lớn nhất đến TTCK sẽ không có nhiều thay đổi lớn.

Theo CTCK FPT, thị trường cuối quý II, đầu quý III có thể coi là xu thế giảm ngắn hạn với khoảng dao động từ 410-450 điểm của VN-Index. Với triển vọng kinh tế khả quan sau đó, VN-Index dự đoán sẽ tiếp tục củng cố vị trí đạt được trong tháng 7 và 8, trước khi có sức tăng đột biến ở tháng 9. VN-Index có thể sẽ vận động trong khoảng 440- 560 điểm. Khả năng xấu hơn từ 310-410 điểm chỉ xảy ra nếu kinh tế có nhiều bất ổn.

CTCK Vietcombank thì tin rằng, thị trường đã đi qua đáy khủng hoảng và có cơ hội nắm giữ cho trung hạn khi thị trường đi vào giai đoạn ổn định trong quý III. Nền kinh tế đã tích cực hơn và bất chấp những biến động ngắn hạn, cơ hội sẽ rõ ràng hơn với các NĐT có tầm nhìn dài hạn.

Hoàng Nguyên

Lao Động

Các tin tức khác

>   “Chứng khoán Công Thương” lên sàn (31/07/2009)

>   Sacombank đạt 905 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (31/07/2009)

>   Tại sao cổ phiếu "đại gia" chưa mạnh ? (31/07/2009)

>   DHC: Báo cáo tài chính chi tiết hợp nhất quý II năm 2009 (31/07/2009)

>   DHA: Báo cáo tài chính chi tiết quý II năm 2009 (31/07/2009)

>   DCC: Báo cáo tài chính chi tiết quý II năm 2009 (31/07/2009)

>   COM: Báo cáo tài chính chi tiết đã soát xét quý II/2009 (31/07/2009)

>   CII: Báo cáo tài chính chi tiết hợp nhất đã soát xét quý II năm 2009 (31/07/2009)

>   BT6: Báo cáo tài chính chi tiết quý II năm 2009 (31/07/2009)

>   "Lùm xùm" giữa WSS và nhà đầu tư: Gỡ vẫn rối (31/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật