Thứ Sáu, 31/07/2009 09:18

Tại sao cổ phiếu "đại gia" chưa mạnh ?

Sau gần 1 tháng, "đại gia" cuối cùng trong nhóm 3 DN ngành tài chính ngân hàng là VietinBank lên sàn. Trái ngược với mọi dự đoán, cả 3 "đại gia" này đều không thể hiện được vai trò dẫn dắt TTCK như nhiều dự báo trước đây.

Thậm chí, nhiều dự báo nguyên nhân thị trường tăng bán vào cuối tháng 6 là do các nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục, dồn tiền đợi mua ba đại gia là VCB, CTG và BVH cũng cho thấy thực tế không như vậy.

Khởi đầu cho làn sóng niêm yết của các DN đại gia là Bảo Việt mã BVH. Nhập sàn ngày 25/6 trên HoSE với mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 38.500 đồng/cổ phiếu, kết thúc phiên BVH đạt mức 46.200 đồng/cổ phiếu. Trong 4 phiên giao dịch đầu tiên giá của BVH luôn được gom mua mạnh, giúp BVH tăng trên 50.000 đồng/CP. Ăn theo BVH là các mã thuộc các Cty bảo hiểm khác như BMI, VNR... Tuy nhiên, từ phiên 30/6, BVH đã sụt giảm điểm cũng như sự “nhiệt tình” gom mua cổ phiếu này. Cho đến nay, sau tròn 1 tháng lên sàn, BVH chỉ dao động quanh mức 40.000 đồng/cổ phiếu và khối lượng giao dịch đạt bình quân dưới 400.000 cổ phiếu/phiên.

Tiếp sau đó, ngày 30/6, VCB đã giao dịch phiên đầu tiên trong không khí hồ hởi với giá chào sàn là 50.000 đồng/cổ phiếu, VCB đã tăng hết biên độ (+20%) cho phép, lên 60.000 đồng/cổ phiếu. Nhiều nhận định cho rằng, sự tăng giá của VCB trong tương lai bởi nhu cầu gom mua mạnh của đầu tư nước ngoài sẽ là bàn đạp cho chỉ số VN - Index tăng điểm mạnh. Tuy nhiên, trong đó VCB chỉ tăng trần trong 2 phiên đầu nhưng rồi cũng bị bán ra khá mạnh cho dù giá chào sàn chưa bằng 1/2 giá đấu thành công bình quân cách đây gần 2 năm.

Do khối lượng niêm yết còn hạn chế, mức vốn nhà nước giữ lại chiếm tỷ lệ quá lớn nên tầm ảnh hưởng của CTG, VCB đối với TTCK là rất khiêm tốn.

Sau ngày đầu chào sàn (30/6), các nhà đầu tư găm hàng nghe ngóng, ngày 1/7 là phiên ấn tượng nhất của VCB khi lượng giao dịch lên tới gần 9.700.000 CP được giao dịch. Sau khi một số nhà đầu nhanh chân cắt lỗ, suốt gần 1 tháng qua CP này cũng chỉ dừng ở mức khoảng 500.000-800.000 CP /phiên giao dịch. Giá của CP VCB trong những ngày cuối tháng 7 đã nhích lên cùng với đà tăng của thị trường song cũng chỉ dừng ở mức 54.250đ/CP (ngày 28/7).

VietinBank có vẻ là CP gây chú ý hơn cả khi Chủ tịch HĐQT VietinBank ông Phạm Huy Hùng phát biểu trước các phương tiện thông tin đại chúng là CP này sẽ phải lên tới "8 chấm".

Ngày 16/7, VietinBank đã niêm yết 121,2 triệu cổ phiếu phổ thông tại HoSE, trong đó khối lượng được tự do chuyển nhượng là 73,88 triệu, tương đương 61%. Tổng giá trị của số cổ phiếu được chuyển nhượng là 738,8 tỷ đồng. So với VCB, việc lên sàn của CTG có vẻ được nhiều nhà đầu tư mong đợi hơn trước những lời PR của lãnh đạo VietinBank. Tại buổi Road show giới thiệu cổ phiếu CTG, mặc dù có cân nhắc tới tình hình thị trường lình xình hiện nay, nhưng Chủ tịch HĐQT VietinBank vẫn hồ hởi nhận định về giá trị của triển vọng cho dài hạn khi cho rằng giá cổ phiếu CTG: “Lẽ ra không phải 5 hay 6 “chấm”, mà phải là 8 “chấm”.

Sự ầm ĩ của mã cổ phiếu này không phải vì sự tăng giá như lãnh đạo VietinBank tuyên bố, mà ngay phiên giao dịch đầu tiên khi chào sàn, ngày 16/7, CTG đã “mất điểm” với nhà đầu tư khi đảo chiều giảm mạnh. Với giá tham chiếu 50.000 đồng, biên độ 20%, giá trần của CTG là 60.000 đồng, giá sàn là 40.000 đồng, ngay diễn biến đầu tiên, hơn 1 triệu đơn vị đã được chủ động bán ATO, CTG giảm sàn xuống 40.000 đồng lập giá mở cửa.

Tuy vậy thị trường lại được chứng kiến tính thanh khoản hiện đứng hàng đầu so với 2 CP đã nêu trên là VCB và BVH. CTG luôn đạt khối lượng giao dịch tương đương 1 triệu CP mỗi phiên và có khá nhiều phiên đạt được con số từ 2 triệu CP tới hơn 3 triệu CP. Đây cũng là điều dễ hiểu khi CP này chào sàn với mức giá gấp đôi giá đấu bình quân trước đây trong khi VCB lại sụt xuống 1/2 (giá đấu thành cồng bình quân trên 100.000 đ/CP nhưng giá chào sàn chỉ có 50.000 đ/CP).

Trở lại với những dự báo về sự dẫn dắt thị trường của ba CP nói trên, có thể thấy ba CP này không có những vượt trội cả về khối lượng giao dịch cũng như về giá. Ngược lại còn nhỏ hơn nhiều so với không ít mã CP đã có mặt trên sàn giao dịch từ trước đó.

ACB vẫn là cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, còn STB ở vị trí thứ 5 và VCB ở vị trí thứ 18. Vốn hóa của những cổ phiếu NH đang niêm yết đạt gần 81.000 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 15% tổng vốn hóa của cả hai sàn. STB thường xuyên có mặt trong top những CP có khối lượng giao dịch lớn nhất và trong tháng 7 không ngày nào khối lượng giao dịch xuống dưới 3,4 triệu CP. Ngày 17/7 là ngày STB có khối lượng giao dịch thấp nhất cũng đạt 3.414.390 CP, gấp hơn 11 lần khối lượng giao dịch ngày thấp nhất của VCB là 294.070 (30/6) và gấp 21 lần khối lượng giao dịch ngày thấp nhất của CTG (156.560 CP ngày 20/7). Một số CP khách như ACB, khối lượng giao dịch cũng lớn hơn nhiều so với CTG hay VCB. ngày 16/7 là ngày ACB cơ khối lượng giao dịch nhỏ nhất 1 tháng trở lại đây cũng đạt 1.577.800 CP. Con số này gấp 5,3 lần VCB và hơn 10 lần ngày giao dịch khối lượng thấp nhất của CTG.

Mặc dù được đánh giá là hai trong tứ trụ của ngân hàng VN, song do khối lượng niêm yết còn hạn chế, mức vốn nhà nước giữ lại còn chiếm tỷ lệ quá lớn nên tầm ảnh hưởng của CTG, VCB đối với TTCK rất khiêm tốn. Không ít dự báo về khả năng dẫn dắt thị trường của các CP như BVH, CTG, VCB đã không thành hiện thực. Tính thanh khoản của các CP này cũng ở thế yếu so với rất nhiều mã CP khác đang có mặt trên TTCK VN.

Thanh Thanh

Diễn đàn Doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   DHC: Báo cáo tài chính chi tiết hợp nhất quý II năm 2009 (31/07/2009)

>   DHA: Báo cáo tài chính chi tiết quý II năm 2009 (31/07/2009)

>   DCC: Báo cáo tài chính chi tiết quý II năm 2009 (31/07/2009)

>   COM: Báo cáo tài chính chi tiết đã soát xét quý II/2009 (31/07/2009)

>   CII: Báo cáo tài chính chi tiết hợp nhất đã soát xét quý II năm 2009 (31/07/2009)

>   BT6: Báo cáo tài chính chi tiết quý II năm 2009 (31/07/2009)

>   "Lùm xùm" giữa WSS và nhà đầu tư: Gỡ vẫn rối (31/07/2009)

>   SGT niêm yết bổ sung trên 8.77 triệu cổ phiếu (30/07/2009)

>   FPC: Chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ bất thường (31/07/2009)

>   DCS: Báo cáo tài chính tóm tắt quý II năm 2009 (31/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật