Thứ Ba, 02/06/2009 08:08

Quản lý thông tin cổ đông: Các bên cần nhập cuộc

Mới đây, do hàng loạt thư mời họp ĐHCĐ năm 2009 và biên bản họp đại hội không gửi được đến cổ đông bị bưu điện trả về, CTCP Đầu tư và Phát triển điện miền Bắc 2 (NEDI2) đã gửi thông báo đến cổ đông (kèm theo danh sách các cổ đông không gửi được thư mời) thông qua website của Công ty: www.nedi2.com.vn và website của CTCK BSC: www.bsc.com.vn (đơn vị quản lý sổ cổ đông cho NEDI 2). Theo đó, Công ty đề nghị cổ đông hoàn thiện thông tin cá nhân, ghi rõ địa chỉ để Công ty có thể thuận tiện trong việc gửi thông báo.

Đây là lần thứ hai công ty này có công văn đề nghị cổ đông hoàn thiện thông tin cá nhân. Trước đó, ngày 9/4, trước khi ĐHCĐ diễn ra, Công ty đã có đề nghị tương tự.

Tại Vinaconex, trước ngày diễn ra ĐHĐCĐ (24/4), DN cũng mất không ít thời gian khi phải tập hợp lại danh sách cổ đông không nhận được thư mời dự họp (gửi thư từ ngày 13/4). Thông qua website: www.vinaconex.com.vn, Tổng công ty đề nghị số cổ đông này đến hoặc liên lạc trực tiếp qua điện thoại với Bộ phận Quan hệ cổ đông, Ban Đối ngoại - Pháp chế để lấy thư mời và các tài liệu liên quan.

Vinaconex cho rằng, ngoài lý do địa chỉ cổ đông không rõ ràng thì còn do trục trặc từ phía đơn vị chuyển phát, nên thư mời không đến được tay cổ đông hoặc đến chậm hơn so với dự kiến.

Không biết lỗi tại ai, nhưng việc không nhận được thư mời khiến cổ đông Phí Văn Lịch bức xúc: “Tôi không nhận được thư mời họp, cũng chẳng có tên trong danh sách cổ đông không gửi được thư mời. Thông tin từ Vinaconex thật kém”. Cổ đông Phạm Việt Hưng thì chất vấn: “Sao ngày 24/4 là ngày họp ĐHCĐ mà đến ngày 27/4 mới nhận được thư mời?”, rồi kết luận: Công tác tổ chức của Vinaconex cần xem xét lại.

Theo Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), danh sách cổ đông hiện hành do CTCK tổng hợp và báo cáo cho các Sở và Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLK) đã bộc lộc nhiều hạn chế, bởi thông tin về nhà đầu tư đã “biến thiên” theo thời gian, trong khi những thay đổi này lại chưa hoàn toàn được cập nhật. Hạn chế kể trên đã gây khó khăn không nhỏ cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong thông tin liên lạc, thậm chí ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp khi tổ chức ĐHCĐ hay gửi thông báo. Một số nhà đầu tư còn cho rằng, việc này có thể làm giảm sự quan tâm, giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp.

Liên quan đến giấy chứng nhận sở hữu cổ phần (GCNSHCP), cổ đông từng lên tiếng về việc thông tin bị thiếu so với luật định (Điều 86 Luật Doanh nghiệp). Tại ĐHCĐ CTCP Xi măng Hoàng Mai, cổ đông chất vấn tại sao GCNSHCP ghi tên Công ty mà không ghi rõ địa chỉ trụ sở chính, con dấu; sao không có chữ ký người đại diện theo pháp luật, mà chỉ có chữ ký mẫu của giám đốc khối quản trị đơn vị quản lý sổ cổ đông là CTCK Sài Gòn- Hà Nội (SHS); sao không ghi quốc tịch của cổ đông…?

Dù quyền lợi của cổ đông không bị ảnh hưởng khi giữ GCNSHCP, nhưng thực tế này cho thấy tính thiếu tuân thủ pháp luật và thiếu chuyên nghiệp của một bộ phận doanh nghiệp. Tại ĐHCĐ của Xi măng Hoàng Mai, cổ đông còn băn khoăn liệu việc thống kê tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp có chuẩn xác do không ghi thông tin về quốc tịch của cổ đông trong GCNSHCP, nếu các giấy tờ liên quan đến cổ đông (được lưu trữ tại trụ sở Công ty, CTCK, TTLK…) cũng không có thông tin này?

Trước hạn chế trong công tác quản lý thông tin cổ đông, VAFI từng kiến nghị các bên liên quan cần sửa đổi, bổ sung thông tin để hoàn chỉnh danh sách cổ đông trên sàn chứng khoán và cho rằng đây là việc cần làm ngay. Theo đó, do công nghệ thông tin phát triển và mang tính thiết thực trong liên lạc, địa chỉ email và số điện thoại di động của cổ đông nên được coi là một cấu phần quan trọng trong lưu trữ thông tin cổ đông. Để có danh sách cổ đông mới hoàn chỉnh, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), CTCK, nhà đầu tư, các Sở và TTLK. Bên cạnh đó, cần luật hoá việc TTLK thường xuyên cung cấp kịp thời, đầy đủ danh sách cổ đông và truyền tải thông tin liên quan đến TTCK cho nhà đầu tư trong và ngoài nước qua thư điện tử, nhằm tuyên truyền pháp luật, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường.

Diệu Minh

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   “Giá chào sàn dự kiến của CP Vietinbank là 50.000 đồng” (02/06/2009)

>   400 tỉ đồng chuyển nhượng quyền thu phí đường cao tốc (02/06/2009)

>   Công ty Kinh doanh nước sạch Hòa Bình chỉ bán được 45,000 cổ phần (01/06/2009)

>   57 triệu USD cho dự án điện gió ở Lâm Đồng (01/06/2009)

>   HPT: Doanh thu quý I/2009 tăng 146,9% (01/06/2009)

>   Searefico dự kiến lãi 23,5 tỷ đồng (01/06/2009)

>   Viwaseen 3 đạt 74,27 tỷ đồng doanh thu trong năm 2008 (01/06/2009)

>   OTC: Mua đón đầu (01/06/2009)

>   SHP phát hành hơn 35.7 triệu cổ phiếu (01/06/2009)

>   Cổ phiếu Vietinbank chuẩn bị lên sàn (01/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật