Mỹ La Tinh có thể phục hồi nhanh sau cuộc khủng hoảng
Theo đánh giá của chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) là Nhà kinh tế trưởng khu vực Augusto de la Torre, Mỹ La tinh có thể phục hồi nhanh chóng ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế so với các khu vực khác trên thế giới do những yếu tố kinh tế cơ bản lành mạnh và khả năng sẵn sàng tốt hơn để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ông Torre nhận xét rằng mặc dù khu vực này đã chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và dự kiến tăng trưởng trong năm 2009 của khu vực này giảm đi khoảng 0,7% GDP, nhưng Mỹ La tinh vẫn có được vị thế tốt hơn để dễ dàng vượt qua các mối thách thức kinh tế, trở lại với con đường tăng trưởng và tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Trong một bài phát biểu được trình bày tại Washington D.C. về chủ đề triển vọng kinh tế khu vực, Ông Torre đã gắn kết sự “phục hồi” của Mỹ La tinh với sự phục hồi của các quốc gia công nghiệp. Lợi ích của khu vực này từ sự phục hồi nhanh chóng tùy thuộc vào mức độ phục hồi nhanh chóng như thế nào của các nền kinh tế công nghiệp này, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế sẽ phục hồi do khu vực này không đi vay nhiều của nước ngoài và lại biết cách tích lũy vào những thời điểm thuận lợi.
Ông này cho rằng cuộc khủng hoảng này chứng tỏ được khả năng giảm sự tổn thương của Mỹ La tinh trước những tác động tiêu cực so với các cuộc khủng hoảng trước đây và so với tình hình phát triển kinh tế tại khác khu vực mới nổi khác.
Theo nhận định của Ông Torre, mặc dù Mỹ La tinh đã ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống, nhưng khu vực này cũng không thể ngăn chặn được tình trạng suy giảm kinh tế, bởi lẽ cuộc khủng hoảng truyền qua nhiều kênh khác nhau như chi phí tài chính, giá cả hàng hóa, kiều hối và nhu cầu bên ngoài đều chịu những tác động tiêu cực đáng kể.
Ví dụ như chi phí tài trợ quốc tế cho các doanh nghiệp Mỹ La tinh đã tăng lên trong những tháng qua trong khi giá cả hàng hóa tăng lên 50% so với thời kỳ đỉnh cao của năm 2008. Điều đó có tác động đáng kể trong khu vực là nơi mà 95% các hoạt động kinh tế và 90% dân số lại sinh sống tại các quốc gia được thu lợi từ việc giá cả tăng cao. Tình trạng đó cộng với việc suy giảm kiều hối thường chiếm khoảng 10 đến 20% thu nhập quốc dân tại một số nước thuộc khu vực Ca-ri-bê và Trung Mỹ.
Ông Torre tỏ ra lạc quan về triển vọng trung hạn tại Mỹ La tinh. Các biện pháp chống lại tính chất chu kỳ dưới hình thức các gói kích cầu tại Peru, Brazil, Mexico và Chile và một số nước khác đã ngăn chặn được tác động kinh tế và xã hội của cuộc khủng hoảng. Các tổ chức đa phương sẽ hỗ trợ kinh tế mạnh mẽ cho các nước không có khả năng thực hiện các kế hoạch kích cầu như ở Trung Mỹ và Ca-ri-bê. Ngoài ra, tính linh hoạt của tỷ giá trong khu vực lại được thực hiện tại các nền kinh tế tương đối năng động làm cho các tài sản quốc gia của họ trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Torre khẳng định rằng chính vì vậy mà khi thế giới bắt đầu năng động trở lại, thì nguồn đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào Mỹ La tinh trước tiên.
PMH
SBV, WB
|