Chủ Nhật, 28/06/2009 22:18

Hiệp định đối tác KT Việt Nam-Nhật Bản: Cơ hội cho cả hai bên

Doanh nghiệp và người dân hai nước sẽ có điều kiện tiếp cận sâu, rộng hơn các nguồn vốn, công nghệ, tài nguyên và nhiều dịch vụ khác  

Quốc hội Nhật Bản vừa chính thức thông qua Hiệp định đối tác kinh tế với Việt Nam. Phóng viên VOV thường trú tại Nhật Bản phỏng vấn ông Vũ Văn Trung, Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản về kế hoạch thực thi Hiệp định này.

Xin ông cho biết ý nghĩa của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản?

Ông Vũ Văn Trung: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản là hiệp định tự do thương mại đầu tiên của Việt Nam ký kết với đối tác nước ngoài kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là Hiệp định tự do thương mại thứ 10 của Nhật Bản ký kết với các đối tác nước ngoài.

Hiệp định này có ý nghĩa quan trọng, tạo ra một khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho cả Việt Nam và Nhật Bản. Vì đây là Hiệp định có phạm vi rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, công nghiệp, nông nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện xúc tiến các hoạt động thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác.

Về Thương mại, theo qui định, trong vòng 10 năm tới, hai nước tiến tới đưa hơn 92% giá trị xuất nhập khẩu được hưởng chế độ miễn thuế. Khoảng 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản sẽ hưởng chế độ giảm thuế và kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào Việt Nam được hưởng chế độ này là 87,66%. Nhóm mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế mạnh nhất gồm thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất và linh kiện điện tử.

Viêc thông qua Hiệp định này đáp ứng lòng mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp cũng như người dân của hai nước, góp phần đưa quan hệ Viêt Nam - Nhật Bản trở thành quan hệ đối tác chiến lược.

Để hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản phát huy giá trị thực tiễn thì phía Việt Nam cần phải có những nỗ lực gì trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai, thưa ông?

Ông Vũ Văn Trung: Nét cơ bản của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản là tạo ra khung pháp lý, tạo điều kiện cho quan hệ hợp tác hai nước ngày càng phát triển. Để thực hiện và phát huy những lợi thế đó, chúng tôi cho rằng, từ cả hai phía, đặc biệt là phía Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều để hưởng những ưu đãi mà Hiệp định mang lại.

Về lĩnh vực Thương mại, Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu, sau Mỹ. Trong nhiều năm qua, kim ngạch xuất khẩu có tăng trưởng nhưng chưa thật mạnh mẽ so với mong muốn của cả hai bên. Việc duy trì độ bền vững của tăng trưởng này cũng là một vấn đề. Chúng tôi cho rằng, để tận dụng sự ưu đãi của Hiệp định, Việt Nam phải nỗ lực tìm nhiều nguồn hàng xuất khẩu chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường Nhật, thay đổi cơ cấu mở rộng các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản.

Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam sang Nhật Bản là nông sản, thủy sản, dệt may, thủ công mỹ nghệ và khoáng sản thô. Muốn chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản một cách ổn định và lâu dài, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu cần cải tiến cơ cấu xuất khẩu mặt hàng công nghiệp chế tạo.

Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, đặc biệt là vấn đề kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù lâu nay, Việt Nam đã có nhiều cố gắng song cần phải nỗ lực hơn nữa để giảm thiểu những vụ vi phạm như dư lượng chất kháng sinh trong mặt hàng xuất khẩu tôm đông lạnh. Còn về các mặt hàng trái cây có hạt, rau xanh vẫn chưa được phép nhập khẩu vào Nhật Bản ở dạng tươi do vấn đề kiểm dịch. Tới đây, Việt Nam cần chú trọng làm tốt từ khâu sản xuất đến kiểm dịch bảo đảm đúng yêu cầu của nước bạn về kiểm dịch thực vật. Như vậy, Nhật Bản mới có thể khai thác hết tiềm năng trái cây và hoa quả nhiệt đới của Việt Nam. Nhật Bản và Việt Nam cũng đã nhất trí xây dựng trung tâm kiểm dịch và kiểm định mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản.

Về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, phía Nhật Bản qui định một cách khắt khe về vấn đề tiếp nhận người lao động từ nước ngoài trong các lĩnh vực y tế và dịch vụ khác. Sau khi đạt được thỏa thuận của Hiệp định, trong thời gian tới, hai bên phải qui chuẩn hóa về đào tạo đối với y tá, hộ lý và các lao động dịch vụ khác. Ngoài ra, cần có tiêu chuẩn hài hòa hợp tác kỹ thuật và cấp chứng chỉ các ngành chuyên nghiệp mới có thể đưa kỹ thuật viên, kỹ sư lành nghề sang lao động tại Nhật Bản. Các lĩnh vực khác như: Du lịch, giao thông vận tải, môi trường... Việt Nam cũng phải cố gắng vươn lên ở trình độ khu vực để có thể hợp tác tốt với phía Nhật Bản.

Để thực hiện hiệu quả Hiệp định, trước mắt và lâu dài, hai nước còn nhiều việc phải làm. Tôi tin tưởng với sự chỉ đạo của Chính phủ và những nỗ lực của các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp, trong tương lai không xa Việt Nam sẽ tận dụng được nhiều lợi thế của hiệp định, đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!./.

Nguyễn Thu Hà

vov

Các tin tức khác

>   Vinashin doanh thu tăng 25% so với cùng kỳ 2008 (28/06/2009)

>   Nga đặt mua 70.000 tấn cá tra, cá basa của VN (28/06/2009)

>   Thanh long rộng đường sang Trung Quốc (28/06/2009)

>   Liên danh Việt - Nhật tư vấn thẩm tra dự án đường sắt cao tốc (28/06/2009)

>   Xây đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải bằng vốn trái phiếu (28/06/2009)

>   Sharp nâng cấp văn phòng đại diện thành công ty tại Việt Nam (28/06/2009)

>   Tìm kiếm cơ hội sau khủng hoảng: Không dễ cho DNVVN (28/06/2009)

>   500 tỷ đồng khôi phục diện tích bông vải ở Tây Nguyên (28/06/2009)

>   Bình Định: Hơn 90 tỷ đồng xây dựng cảng Thị Nại (28/06/2009)

>   Lỏng lẻo cấp tập đoàn! (28/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật