Thứ Tư, 03/06/2009 11:53

Hai nguy cơ đe dọa sự phục hồi kinh tế châu Âu

Đánh giá về triển vọng phục hồi kinh tế châu Âu, ông Jean Michel Six, nhà kinh tế của Standard and Poors, cho rằng sự sụt giảm của đồng USD so với đồng euro, và sự đổ vỡ trên thị trường trái phiếu, sẽ là nguy cơ kìm hãm sự phục hồi nền kinh tế khu vực đồng euro.

Các chỉ số kinh tế của quý I/09 đều cho thấy suy thoái kinh tế thế giới đang ở mức nặng nề nhất kể từ sau thế chiến II. Không một mô hình tăng trưởng nào, cho dù là dựa trên nhu cầu trong nước, bất động sản hoặc xuất khẩu, có thể chống đỡ được.

Trong khu vực đồng euro, nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình đặc biệt bị tác động. Giá trị tài sản tài chính của các hộ đã giảm 1.400 tỷ euro sau khi đạt mức đỉnh vào quý II/2007 (chiếm 15% GDP khu vực đồng euro). Các chính sách thuế khóa và tiền tệ chỉ có thể làm giảm phần nào thiệt hại. Trong khi đó, kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn phục hồi rất chậm, có thể kéo dài trong 18 tháng tới, nhờ vào sự hồi phục thị trường chứng khoán của các nước mới nổi. Cũng có thể nhận thấy nhu cầu nội địa của Trung Quốc đã bắt đầu hồi phục.

Đối với khu vực đồng euro, tuy Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) không mạnh như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), nhưng chính sách tiền tệ của EU cũng thể hiện những nỗ lực đặc biệt. Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng vào hè 2007, ECB đã đổ ra một lượng tiền mặt khổng lồ. Vào tháng 5, sau khi hạ lãi suất cơ bản xuống còn 1%, ECB đã tuyên bố ý định mua 60 triệu trái phiếu có bảo đảm. Hành động này thể hiện sự đúng đắn đặc biệt của ECB. Trái với các khoản nợ không được bảo đảm, việc mua trái phiếu có bảo đảm hỗ trợ trực tiếp tín dụng và đảm bảo rằng lượng tiền mặt mà ngân hàng Trung ương cấp không được dùng vào việc gì khác ngoài cấp tín dụng cho nền kinh tế. Và do vậy giúp tập trung khắc phục khu vực tín dụng ngân hàng đang gặp khó khăn nhất hiện nay.

Theo ông Six, có 2 nguy cơ lớn đối với sự phục hồi của châu Âu. Thứ nhất, châu Âu sẽ vấp phải nhiều thách thức nếu đồng USD sụt giá mạnh so với đồng euro. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho xuất khẩu của EU, vào thời điểm mà thương mại thế giới mới chỉ hồi phục. Vào tháng 7 tới, đồng euro có thể tăng lên tới 1,45 USD do ảnh hưởng của bùng nổ thâm hụt kép tại Mỹ là thâm hụt thương mại và thâm hụt tài chính.

Thứ hai là nguy cơ đổ vỡ trên thị trường trái phiếu. Để trang trải tài chính cho tình trạng thâm hụt hiện nay, các quốc gia sẽ phát hành trái phiếu hàng loạt, và điều này sẽ ảnh hưởng tới tất cả các tác nhân kinh tế. Một mặt, tỷ lệ lãi suất cao sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Mặt khác, các nhà đầu tư sẽ quay lại các trái phiếu chính phủ hơn là các cổ phiếu.

Phương Nam

TTXVN

Các tin tức khác

>   Mổ xẻ nguyên nhân thăng trầm của giá dầu (03/06/2009)

>   Nguyên nhân nào khiến GM phá sản? (03/06/2009)

>   Nigeria sẽ khai thác dầu thô XK vượt sản lượng cho phép của OPEC (03/06/2009)

>   ILO: Thế giới cần duy trì việc làm trong thời khủng hoảng KT (03/06/2009)

>   Mỹ: Doanh thu quảng cáo trên báo tiếp tục giảm (03/06/2009)

>   Các ngân hàng Mỹ bắt đầu trả tiền cho Chính phủ (03/06/2009)

>   10 vụ phá sản lớn nhất nước Mỹ (03/06/2009)

>   Thị trường dầu hạ nhiệt (03/06/2009)

>   Châu Á: Sẽ sớm thoát khỏi suy thoái (03/06/2009)

>   Đóng cửa GM và Chrysler có thể khiến hơn 1,3 triệu người Mỹ thất nghiệp (03/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật