Thứ Sáu, 15/05/2009 14:41

Đưa công nghệ vào môi giới OTC

Từ 19h đến 22h theo dõi thị trường Mỹ, NĐT nào muốn chơi cổ phiếu của Ngân hàng Quân đội (MB) có thể mở một tài khoản OTC tại CTCK VNDirect, quảng cáo lệnh mua, lệnh bán để thỏa thuận mua - bán ngay, hoặc giao dịch kỳ hạn 30 ngày cổ phiếu MB. VNDirect là CTCK thứ 2 sau CTCK Phố Wall ứng dụng công nghệ thực hiện nghiệp vụ môi giới OTC.

Chỉ thuần túy môi giới

Về hình thức, giao diện của bảng giá OTC không khác lắm với bảng giá giao dịch vàng online. Ông Trần Đình Phong, Giám đốc đầu tư VNDirect cho biết, Công ty chỉ làm môi giới thuần túy nhưng thay vì làm thủ công, tức là các môi giới tiếp nhận nhu cầu mua - bán của NĐT sau đó gọi điện cho những người có nhu cầu tương ứng và sắp xếp để hai bên thực hiện giao dịch, thì với dịch vụ OTC Direct, NĐT mở tài khoản OTC tại VNDirect có thể quảng cáo đặt lệnh mua - bán tại sàn, qua điện thoại và thêm một hình thức nữa là đặt lệnh online.

VNDirect có lẽ là công ty đầu tiên công khai dịch vụ MBF, tức hợp đồng giao dịch kỳ hạn cổ phiếu MB. Mua - bán MBF, khách hàng phải ký quỹ 20% giá trị giao dịch trong tài khoản OTC, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ chuyển tiền hoặc chứng khoán MB như thỏa thuận vào ngày kỳ hạn. Nhưng phương thức thanh toán linh hoạt là khách hàng có thể trả chênh lệch giá (giữa giá kỳ hạn và giá giao ngay tại thời điểm giao dịch) hoặc trả tiền và chuyển nhượng chứng khoán.

Quy chuẩn thị trường tự do

Đối với những người chưa chơi cổ phiếu OTC ngoài thị trường tự do sẽ cảm thấy bất ngờ với phương thức giao dịch kỳ hạn cổ phiếu MB của VNDirect, hay bảng rao mua bán OTC online của VNDirect hay của Chứng khoán Phố Wall hiển thị 3 phiên trong một ngày. Vào buổi tối, NĐT vẫn có thể thỏa thuận mua - bán cổ phiếu MB trên mạng.

Dịch vụ MBF thực chất là sự quy chuẩn hóa phương thức giao dịch kỳ hạn cổ phiếu MB diễn ra rất phổ biến trên thị trường tự do hiện nay. Điểm khác biệt là nếu mua - bán kỳ hạn trên thị trường tự do, NĐT chỉ cần chốt miệng, ghi giấy, nhắn tin mà không cần ký quỹ 20%, không ký hợp đồng, nên gặp rất nhiều rủi ro khi một trong hai bên không có khả năng thanh toán tiền hoặc chứng khoán. Lợi ích trước mắt của dịch vụ OTC mà CTCK đang cung cấp là tạo ra cách thức an toàn hơn cho NĐT tham gia giao dịch kỳ hạn cổ phiếu MB, một phương thức giao dịch mà nhiều NĐT có nhu cầu tham gia và cảm thấy hứng thú.

Sau một số vụ nổ lớn trị giá vài chục tỷ đồng trên thị trường OTC vừa qua, các CTCK nhận thấy điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển dịch vụ môi giới, giao dịch kỳ hạn cổ phiếu MB theo cách trên. Đơn giản là vì trước đó, NĐT có thể “tay không bắt giặc”, không cần tiền cũng có thể phát lệnh mua - bán ngay để kiếm lời nên họ không muốn giao dịch qua CTCK.

Tại chợ OTC ở CTCK Đông Dương có dịch vụ giao dịch đảm bảo OTC nhưng rất ít NĐT sử dụng. Gần đây, do lo sợ rủi ro, đối với những giao dịch lớn, các môi giới, NĐT đều yêu cầu ký quỹ tại Đông Dương.

Khi giao dịch nhỏ vài chục ngàn cổ phiếu, NĐT có thể không cần ký quỹ, nhưng chỉ dám giao dịch giữa những người thật sự quen biết với nhau. Để tránh tình trạng lộn xộn của chợ OTC, CTCK Đông Dương và gần 100 môi giới ở chợ này đã đặt ra quy định là các môi giới tham gia giao dịch sẽ đóng khoảng 20 triệu đồng ký quỹ, một số tiền không lớn nhưng thể hiện ý định làm ăn lâu dài ở chợ OTC tại Đông Dương.

CTCK vẫn ngại dịch vụ nhạy cảm

Là công ty đầu tiên chọn cho mình một hướng đi riêng là dành địa điểm cho môi giới và NĐT OTC đến tụ họp giao dịch, CTCK Đông Dương ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự lộn xộn khó tránh khỏi của chợ tự do này.

Giống như Đông Dương, một số CTCK có dịch vụ môi giới OTC theo cách làm mới đều rất ngại ngần khi nói chi tiết về dịch vụ mình đang làm. Bảng giá OTC, đăng giá chào mua, chào bán và thỏa thuận thành công của CTCK ACB dạo này không thấy đăng bất kỳ một lệnh mua - bán nào, thay vào đó là bảng giá OTC tham khảo như trước kia. Các công ty này ngần ngại khi dư luận gọi bảng giá OTC điện tử đưa lên mạng là “sàn”, bởi theo quy định chỉ có Sở/TTGDCK mới được lập sàn chứng khoán.

Theo các công ty này, họ không tổ chức sàn chứng khoán mà chỉ đăng các lệnh mua - bán, không có lưu ký chứng khoán. Để đáp ứng nhu cầu mua - bán, giao dịch kỳ hạn của NĐT với cổ phiếu MB, mỗi CTCK ngoài tiền mặt, phải có một lượng cổ phiếu nhất định khoảng vài triệu cổ phiếu.

Đổi lại, CTCK thu hút được khách hàng đến giao dịch và tạo tiện ích để NĐT mở tài khoản chứng khoán niêm yết có thể thỏa thuận giao dịch OTC vào buổi chiều và tối trên chính tài khoản đó mà không bị cản trở khi phải rút, chuyển tiền đặt cọc theo phương thức giao dịch thủ công. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có ý kiến chính thức của cơ quan quản lý về phương thức giao dịch khá mới mẻ này.

Thu Hương

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Vithaco: ĐHĐCĐ thường niên năm 2009 (15/05/2009)

>   2009, EVN Telecom sẽ cổ phần hóa (15/05/2009)

>   Lưu ký cổ phiếu của CTCP Chế tạo máy Dzi An (15/05/2009)

>   Lưu ký cổ phiếu của CTCP Bản đồ và Tranh ảnh giáo dục (15/05/2009)

>   Đấu giá CP của Cty TNHH 1 thành viên KD nước sạch Hòa Bình (15/05/2009)

>   PHUC HUNG CONSTREXIM: BCTC tóm tắt năm 2008 (14/05/2009)

>   Ký Hợp đồng EPC - Dự án Nhà máy SX xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ (14/05/2009)

>   Chứng khoán Tân Việt đặt mục tiêu 31 tỷ đồng lợi nhuận (14/05/2009)

>   PV Gas D: ĐHĐCĐ thường niên năm 2009 (14/05/2009)

>   Chia cổ tức bằng tài sản: Trường hợp đầu tiên & vấn đề phát sinh (14/05/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật