Thứ Tư, 15/04/2009 17:23

Khiếu nại ở KCN Tân Phú Trung: 4 năm, vẫn bế tắc

Sau 4 năm thành lập với 3 đời chủ đầu tư, vụ khiếu nại của gần 50 doanh nghiệp (DN) tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi vẫn chưa xong. Thủ tướng Chính phủ đã ít nhất 4 lần yêu cầu UBND TP.HCM xử lý dứt điểm vụ khiếu nại tập thể này.

Từ những năm 1995 đến 2003, hơn 70 DN từ nội thành TP.HCM có công nghệ sản xuất ô nhiễm đã tự do dời và mua đất xây dựng nhà xưởng tại xã Tân Phú Trung.

Sau đó, đầu năm 2004, UBND TP.HCM thu hồi hơn 552ha đất và tạm giao cho Quỹ đầu tư phát triển đô thị xây dựng khu công nghiệp Tân Phú Trung.

Cuối năm 2004, UBND TP.HCM lại quyết định giao cho Công ty Cổ phần Song Tân làm chủ đầu tư. Còn đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư Khu công nghiệp Tân Phú Trung là Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Sài Gòn - Tây Bắc.

Ngay trong khi việc chuyển đổi chủ đầu tư diễn ra xoành xoạch thì hàng chục DN vẫn nhận được yêu cầu phải tái di dời hoặc phải đóng một khoản kinh phí để xây dựng hạ tầng. Không đồng ý với cách hành xử này, các DN đã liên tục khiếu nại, khiếu kiện và vụ việc này đã trở nên dai dẳng.

Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Sài Gòn - Tây Bắc đã áp đặt mức giá đền bù đất là 65.000 đồng/m2, trong khi đó lại buộc các DN này muốn ở lại khu công nghiệp thì phải thuê đất với thời hạn 50 năm theo giá 47USD/m2/năm.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Sài Gòn - Tây Bắc còn buộc các DN đã có nhà xưởng trong KCN phải đóng 3,5 tỉ đồng/ha (chưa bao gồm thuế VAT), gọi là thanh toán chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Đơn của các DN đã liên tục được gửi đến các cấp Trung ương. Tháng 3/2007, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chỉ đạo UBND TP.HCM xử lý giải quyết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4/2007. Thế nhưng cho đến nay, UBND TP.HCM vẫn chưa báo cáo kết quả.

Tháng 7/2007, Văn phòng Chính phủ lại một lần nữa đề nghị UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng kết quả xử lý vụ việc khiếu nại này. Tiếp đó, tháng 11/2008, Thủ tướng Chính phủ lại tiếp tục yêu cầu 3 bộ: Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng làm việc với các bên liên quan để xử lý dứt điểm vụ khiếu kiện.

Cuộc họp sáng 14/4/2009 tại Củ Chi với nội dung để xử lý vụ việc theo chỉ đạo của Thủ tướng, tuy nhiên kết quả cuộc họp cũng không được rõ ràng vì Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, ông Lê Minh Tấn, đã  ra lệnhh cho công an xã Tân Phú Trung đuổi các phóng viên ra ngoài.Theo thông tin được biết, kết quả cuối cùng của cuộc họp cũng chẳng đi đến đâu.

Các hộ dân cũng khiếu nại 

Ngoài việc hàng chục DN khiếu kiện, nhiều hộ dân tại huyện Củ Chi cũng liên tục gửi đơn khiếu nại rằng họ chậm được đền bù. Giữa năm 2006, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM đã phải tổ chức một đoàn giám sát để làm việc với Công ty Cổ phần Song Tân.

Tại buổi làm việc, Công ty CP Song Tân thừa nhận cạn vốn nên không thể đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Chỉ tính riêng phần bồi thường đã cần lượng vốn từ 500 đến 600 tỉ đồng trong khi Song Tân chỉ có 50 tỉ đồng.

Hoàng Quân

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Vinapco bị phạt 3 tỷ đồng vì ngừng bán xăng (15/04/2009)

>   TB.CORP: Báo cáo thường niên năm 2008 (18/04/2009)

>   Quý 1/2009, Maritime Bank lãi trên 230 tỷ đồng (14/04/2009)

>   Quý 1/2009, NH Quân đội đạt khoảng 408 tỷ đồng lợi nhuận (14/04/2009)

>   Khu du lịch Đại Nam tiếp tục được đầu tư 1.000 tỉ đồng (14/04/2009)

>   SICO: Báo cáo thường niên năm 2008  (18/04/2009)

>   PETEC COFFEE: Báo cáo thường niên năm 2008 (18/04/2009)

>   LienVietBank tạm ứng cổ tức 7% đợt 1/2009 (14/04/2009)

>   Nhựa Rạng Đông: ĐHĐCĐ thường niên năm 2009 (14/04/2009)

>   M&A công ty chứng khoán: Không dễ! (14/04/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật