Thứ Bảy, 15/11/2008 07:05

Sẽ bùng nổ thời trang Việt Nam

Trong bối cảnh hiện nay, Hiệp hội Dệt May (DM) Việt Nam nhận định cần phát triển ngành dệt may thời trang, bởi đây là ngành thu lợi nhuận rất cao nhưng chưa phát triển tương xứng.

Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, sức tiêu thụ hàng DM thời trang hiện nay và trong tương lai rất lớn, thu lãi ròng rất cao. Bán một sản phẩm thời trang có thể thu lãi 25 - 40% giá thành, trong khi bán một sản phẩm cấp thấp chỉ thu lãi 5% giá thành.

Cơ hội cho mọi DN

Việt Nam hiện có hơn 82 triệu dân, là một thị trường quá béo bở  cho sự phát triển của ngành, nhưng bấy lâu nay phần lớn thị trường để các thương hiệu nước ngoài khai thác.

Bà Nguyễn Thị Báu - TGĐ Cty thời trang Foci, đang có khoảng 60 cửa hàng Foci trên toàn quốc, nhận xét: Việt Nam đang có hơn 60% dân số trẻ, thích hàng DM thời trang nhưng thị trường loại hàng này đang bị hàng ngoại nhập, nhiều nhất là hàng Trung Quốc chiếm lĩnh. Những khu phố nhộn nhịp nhất đang san sát các cửa hiệu hàng DM thời trang. Sau khi trừ  phí mặt bằng hàng chục triệu đồng mỗi tháng, họ vẫn có lãi gấp 2- 3 lần chi phí. Nghiên cứu của Cty DM Phương Đông cho thấy lứa tuổi dưới 25 tuổi mua sắm nhiều nhất, chủ yếu là mua hàng thời trang. Điều họ quan tâm nhất đối với một món hàng DM là đẹp, mang lại sự tự tin, hợp thời trang và mới lạ. Họ  ít trung thành với một thương hiệu cố định... Đây là cơ hội cho mọi DN DM tham gia thị trường này.

Hiện hàng DM thời trang nhập khẩu đang chiếm 50 - 60% thị phần Việt Nam, riêng hàng cao cấp giá bán từ 500.000 đồng trở lên/sản phẩm thì hàng nhập khẩu chiếm đến 90% thị phần.

Ông Phan Văn Kiệt - Phó TGĐ Cty May Việt Tiến phân tích: Tay nghề và máy móc của ngành DM Việt Nam đã đáp ứng được nhiều HĐ may hàng hiệu cao cấp, nhưng khi mình tự may hàng cho mình thì trong nước còn nhiều khó khăn như thiết kế yếu, thương hiệu chưa mạnh, thiếu nguyên liệu. Nếu nhập khẩu nguyên liệu thì giá thành sẽ tăng thêm khoảng 20% do thuế và các chi phí khác. Khâu thiết kế thì dù Việt Nam có phát triển, mẫu mã sát với thị trường, cùng chịu trách nhiệm với nhà sản xuất nhưng vẫn quá yếu so thế giới.

Cần chuyên nghiệp hóa

Theo ông Ân, nền công nghiệp DM thời trang Việt Nam mới hình thành từ khoảng năm 1995 và còn sơ khai, nhưng nhiều DN DM Việt Nam đã cho ra đời các thương hiệu thời trang lớn, được ưa chuộng như: Foci, Nino Maxx, Wow. Sea... Piere Cardin của An Phước... Tuy nhiên, để ngành thực sự phát triển chuyên nghiệp thì cần phải xây dựng một trung tâm lớn nguyên phụ liệu, cung ứng đủ nhu cầu cho DN trong nước. Bên cạnh đó, cần có chương trình đào tạo sát thực tế cho sinh viên - nguồn nhân lực đang rất thiếu tại các Cty thời trang.

Nhiều DN cho rằng dù nhiều siêu thị, mà nhất là siêu thị Vinatex Mart chuyên bán hàng DN Việt Nam, nhưng chỉ phù hợp bán hàng cấp thấp đến trung bình, không phù hợp cho hàng thời trang. Bán hàng thời trang không đơn thuần là bán giá trị sử dụng, mà còn là bán sự cao cấp, dịch vụ hoàn hảo, thương hiệu nổi tiếng... Vì vậy phải có những trung tâm lớn, đẹp và sang trọng, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp...

Các chuyên gia trong ngành lạc quan rằng trong thời gian tới, ngành thời trang Việt Nam sẽ bùng nổ về số lượng và chất lượng. Cơ hội, lợi thế tuy nhiều nhưng các DN cũng sẽ phải đối phó với áp lực cạnh tranh của các DN nước ngoài sẽ ngày càng gay gắt.   

Khắc Dũng

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Việt Nam: Nhập khẩu sợi trong tháng 8/2008 tăng (15/11/2008)

>   Tập đoàn không được đầu tư mạo hiểm (15/11/2008)

>   Hoãn dịch vụ đặt vé tàu Tết qua mạng (15/11/2008)

>   Thừa Thiên-Huế: Trên 290 tỷ đồng xây dựng thủy điện Rào Trăng 3 (15/11/2008)

>   Xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tăng mạnh (15/11/2008)

>   Cược 100 tỉ đồng cho tiến độ xây dựng tòa tháp cao nhất VN (15/11/2008)

>   Tạm giữ khối lượng lớn sữa bột và bánh nhập khẩu chứa melamine (15/11/2008)

>   TPHCM: Người dân đổ xô đi mua gạo giảm giá (15/11/2008)

>   Doanh nghiệp khốn khó, công nhân lao đao (15/11/2008)

>   Hợp tác giữa Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan nâng cao kỹ năng điều hành xuất khẩu (14/11/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật