Thứ Hai, 10/11/2008 23:53

Nông sản bớt thiệt hại

Việc Chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ được các nhà xuất khẩu đón nhận như tín hiệu tốt nhưng không kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu có thể tăng.

Ông Võ Văn Hòa, Giám đốc Kilimex, doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng Tháp, cho rằng, việc giảm lãi suất cơ bản và nới rộng biên độ giao dịch ngoại tệ từ 2% lên 3% theo lý thuyết sẽ kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, trong thực tế, đối với xuất khẩu gạo thì chính sách nới lỏng nói trên chỉ giúp nông dân mạnh dạn vay vốn để tồn trữ lúa, thay vì bán ra ồ ạt như trước.

“Vẫn khó đẩy mạnh xuất khẩu gạo bởi doanh nghiệp chúng tôi bây giờ khó tìm đầu ra, nếu có thì giá thấp do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu”, ông Hòa giải thích.

Giá gạo xuất khẩu mấy ngày qua ở ĐBSCL tụt giảm mạnh, xuống còn 350 đô la Mỹ/tấn gạo 5% tấm, so với lúc giữa năm là hơn 700 đô la Mỹ/tấn, nhưng rất khó tìm khách hàng. Từ đó giá lúa của nông dân cũng chỉ còn 3.000 đồng/kg.

Sáng nay, ngày 10-11, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã giảm lãi suất cho vay còn 14,4%/năm đối với các hộ sản xuất nông lâm ngư nghiệp và 15% đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.

Theo Agribank thì việc giảm lãi suất cho vay của ngân hàng sẽ hỗ trợ trên 10 triệu hộ gia đình và trên 30.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là khách hàng của Agribank.   

Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa) và là giám đốc Intimex, nhà xuất khẩu cà phê, tiêu hàng đầu trong nước, phân tích rằng chính sách nới lỏng tiền tệ của Chính phủ trên lý thuyết là kích thích xuất khẩu chung nhưng thực ra vẫn nhắm vào xuất khẩu nhóm hàng nông sản.

Do đặc thù của nông sản là nhà xuất khẩu vay tiền để mua nguyên liệu và xuất khẩu thu ngoại tệ sau đó bán lại cho ngân hàng, nên nhà xuất khẩu nông sản được hưởng lợi nhiều nhất từ việc giảm lãi suất cơ bản và tăng biên độ giao dịch ngoại tệ so với các ngành hàng khác. 

Ông Nam khẳng định, chính sách này sẽ không mang lại hiệu quả tăng kim ngạch xuất khẩu như mong đợi, mà chỉ có tác động trong phạm vi thương mại nội địa, tức giúp toàn bộ hệ thống từ nông dân tới nhà xuất khẩu bớt thiệt hại trước cơn khủng hoảng giảm giá nông sản toàn cầu.

Trường hợp các doanh nghiệp có khách hàng, có đầu ra tốt thì lãi suất giảm và biên độ giao dịch ngoại tệ tăng sẽ như một liều thuốc trấn an doanh nghiệp, còn doanh nghiệp chưa có đầu ra có thể mạnh dạn tiếp cận vốn ngân hàng để vay vốn tạm trữ hàng hóa, chờ đợi khách hàng, đợi giá tốt hơn.

Hồng Văn

thời báo klinh tế sài gòn

Các tin tức khác

>   Bộ trưởng Công Thương sẽ đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên (10/11/2008)

>   Một tỉ đô la đầu tư sân bay Phú Quốc mới (10/11/2008)

>   Hiệu quả hoạt động sân gôn rất thấp (10/11/2008)

>   Nan giải bài toán cứu “Thép” (10/11/2008)

>   Nhà đầu tư ngoại mạo hiểm chuẩn bị tiền mua nhà rớt giá (10/11/2008)

>   Nâng cao nghiệp vụ cho các phóng viên viết về kiểm toán (10/11/2008)

>   Hà Nội cung ứng ngay 10 tấn hạt rau để gieo trồng ở những nơi nước đã rút (10/11/2008)

>   Cần 480 tỷ đồng để mua giống cho nông nghiệp (10/11/2008)

>   Kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng (10/11/2008)

>   Khởi công xây dựng Nhà máy thực phẩm chức năng tại Hải Dương (10/11/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật