Thứ Ba, 04/11/2008 06:54

Giãn nợ, miễn lãi... chưa đủ !

Hiện lượng gạo tồn kho trong các doanh nghiệp xuất khẩu là 888.345 tấn. Trong lúc đó, lượng lúa gạo hàng hóa trong nước vẫn còn nhiều nhưng do đầu ra hạn chế, kho dự trữ không còn, doanh nghiệp phải vay với lãi suất cao nên việc thu mua lúa gạo những tháng cuối năm vẫn còn nhiều bất cập.

Bộ Công Thương vừa kiến nghị lên Chính phủ giải pháp giãn nợ và miễn bỏ lãi khi giãn nợ đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Ngay tại vùng “rốn lúa” PV DĐDN đưa giải pháp này đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo và nhận được các ý kiến nhiều chiều.

Khó có thể là giải pháp khả thi!”

Bàn về giải pháp của Bộ Công Thương, ông Lê Việt Hải (Cty Mekong) nhìn nhận: Việc quản lý, điều hành xuất khẩu gạo của ta không giống cách làm của các nước còn lại trong tốp dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo. “Sự cố” ách tắc hồi tháng 4/2008 cho thấy, lúc doanh nghiệp đang “mạnh giỏi”, đang vận hành ro ro chuỗi hoạt động mua, chế biến, xuất khẩu với giá cả khá cao lại bị điều tiết bằng chỉ đạo “không ký thêm hợp đồng mới” và thay quota xuất khẩu bằng hợp đồng tập trung (hợp đồng CP), một sự “biến tướng quota” dễ nhận biết.

Vì thế, ông Hải cho rằng: Muốn khả thi để thực sự cứu dân đang thừa lúa thiếu tiền và cứu doanh nghiệp xuất khẩu đang là “đối tượng nợ xấu”, Bộ Công Thương cần có biện pháp vi mô “dừng, giãn cụ thể hơn; tức là có biện pháp xem xét cụ thể cho từng địa phương, doanh nghiệp, khế ước vay cụ thể của nông hộ, đừng vĩ mô quá, khó thực hiện và hiệu quả cũng hạn chế.

Từ thực tế đó, ông Lê Việt Hải kiến nghị để tìm giái pháp hữu hiệu, xin Bộ Công Thương thêm chút cố gắng bàn cụ thể, gãy gọn với địa phương, doanh nghiệp và bà con nông dân chỉ như thế mới có liều thuốc thật sự đặc dụng, thật sự hiệu quả mới có thể cứu hàng triệu tấn lúa đang “dí” bồ bất đắc dĩ và hàng triệu tấn khác sắp thu hoạch...

Doanh nghiệp trụ”được là mừng”

Ông Nguyễn Văn Phấn (Công ty Hiệp Thanh) nhận định: “Hay thì nhiều cái trước (các giải pháp) cũng rất hay. Nhưng chắc còn lâu lắm giải pháp của Bộ Công Thương mới tới doanh nghiệp và nông dân chúng tôi. Điều tôi quan tâm “không gặp” cách quan tâm của bộ. Làm kinh doanh như chúng tôi, cố gắng xoay xở trong phạm vi cho phép để tồn tại, “trụ” được là thấy mừng, nhất là từ lúc lạm phát xảy ra đến nay, đã là cả vấn đề. Họp nhiều, nói cũng nhiều rồi nhưng chuyển thì thấy “không đáng kể” nên chi bằng tự lo, tự lực bươn chải hữu ích hơn. Chuyện mua lúa, chế biến và xuất khẩu gạo mấy tháng nay ít thấy lời, chỉ thấy lỗ. Mua bán mà không tích trữ thì không được; nếu tích trữ, trước đây có lời, còn nay quá phiêu lưu...

Tích cực nhưng cần hiệu quả thật sự”

Chỉ nói riêng về việc vay vốn, nếu được “giãn nợ và miễn bỏ lãi khi giãn nợ” thì đây là giải pháp đó tích cực; tuy nhiên, các bộ, ngành liên quan cần có biện pháp cụ thể hơn để doanh nghiệp và nông dân được hưởng lợi từ các giải pháp tích cực đó. Việc mua lúa, tích trữ giờ đây cực kỳ khó khăn. Giá gạo xuất khẩu bị khách nước ngoài “đè” xuống tận đáy nên nếu phải vay để mua lúa, chế biến và đón cơ hội lúc này, quả thực ít doanh nghiệp dám “to gan”. Ông Lê Minh Trượng - Công ty Sông Hậu nhận định về giải pháp “cứu” lúa của Bộ Công Thương.

Hi vọng, sau kiến nghị của Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan tiếp tục tham mưu tích cực và hiệu quả để Chính phủ có quyết sách đúng lúc, kịp thời giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả thật sự.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết: gạo xuất khẩu tính đến ngày 15/10 là 3,784 triệu tấn, trị giá FOB 2,265 tỷ USD. Hợp đồng xuất khẩu đã ký và đăng ký tại VFA là 4,4 triệu tấn, trong đó hợp đồng tập trung là 2,25 triệu tấn và hợp đồng thương mại 2,15 triệu tấn.

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Phát hiện sữa có melamine tại Khánh Hòa (04/11/2008)

>   Quả đấm (04/11/2008)

>   16 tỉ đồng để đánh giá sự cố hầm dìm Thủ Thiêm (04/11/2008)

>   Chương trình khai báo từ xa còn nhiều bất cập (04/11/2008)

>   Abbott Việt Nam cảnh báo: Thận trọng với sữa Ensure nhập lậu (04/11/2008)

>   Đánh mạnh vào hàng giả, hàng kém chất lượng (04/11/2008)

>   Người dân vẫn tiếp tục tích trữ lương thực (04/11/2008)

>   Nhà ga nội địa Tân Sơn Nhất khai thác trở lại (03/11/2008)

>   Công nghiệp dệt may: Xoay xở vượt... ”bão” (03/11/2008)

>   Thép Việt Nam: kinh doanh kiểu phong trào (03/11/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật