Thứ Ba, 04/11/2008 09:32

Bùng phát tranh chấp tại nhiều chung cư:

Chậm trễ sổ hồng và những "khoảng trắng"

Người dân bỏ ra hàng tỉ đồng ra mua căn hộ chung cư (CC), nhưng tình trạng chung ở nhiều CC tại TPHCM hiện nay là "chơi vơi", vì dù dân đã vào ở nhiều năm nhưng chờ đỏ mắt vẫn chưa có sổ hồng.

Căn hộ xuống cấp vẫn chưa có sổ hồng

Nguyên nhân gây ra bức xúc đối với người dân tại khu căn hộ cao cấp Mỹ Vinh (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3) bao gồm cả vấn đề sổ hồng, các hộ dân đã vào ở 3 năm rồi vẫn phải tiếp tục chờ... Song đây chưa phải là trường hợp kỷ lục. CC Mỹ Thuận (quận 8, do Cty M&C làm chủ đầu tư - CĐT), 270 hộ dân bị "treo" chủ quyền nhà đã 4 năm nay.

Khoảng thời gian này, người dân cần có sổ hồng để thế chấp vay làm ăn, song đành bó tay. Nhưng đáng nói hơn, chờ bốn năm chưa có sổ hồng, thì một số hạng mục của CC đã "kịp" xuống cấp: Hệ thống xử lý nước thải hư hỏng phải nhiều lần sửa chữa; đất nền quanh toà nhà bị lún...

Hiện nay, trong các hợp đồng hứa mua - hứa bán hoặc mua bán căn hộ, điều khoản ràng buộc về sổ hồng cũng rất khác nhau. Hợp đồng giữa Cty M&C với khách hàng là, sau khi giao nhà 6 tháng sẽ có sổ hồng, nhưng trên thực tế thì như đã biết. Trường hợp CC Central Garden (225 Bến Chương Dương, quận 1) thì chỉ quy định "khi bên B (khách hàng) đã thanh toán đủ 100% giá trị hợp đồng này thì bên A (CĐT) có trách nhiệm giao giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ (nhà) cho bên B" (điều 6.3a), rất chung chung, không nêu rõ thời hạn.

Cần bổ sung gấp các quy định!

Việc chậm sổ hồng do nhiều nguyên nhân, có thể từ yếu tố chủ quan của CĐT (xây dựng vi phạm, chưa hoàn công, thủ tục làm sổ hồng không đầy đủ...), nhưng cũng có thể xuất phát từ yếu tố khách quan (sự chậm trễ của cơ quan có thẩm quyền). Thậm chí cả nhiều vấn đề khác nữa, để hạn chế sự thiệt thòi và thiệt hại đối với người dân, có những "khoảng trắng" về quy định cần bổ sung, hoặc sửa đổi, điều chỉnh các quy định hiện hành để quản lý CC hiệu quả, chặt chẽ hơn.

Cụ thể, trong Luật Nhà ở và Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư (ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD), cần quy định rõ ràng hơn về các công trình chung-riêng. Quy chế quy định "phần sở hữu chung" gồm "nơi để xe", nhưng không nói rõ tầng hầm là nơi để xe, cho nên nhiều CĐT "lật kèo" đòi sở hữu tầng hầm. Phần lớn các tranh chấp hiện nay xuất phát từ các quy định mù mờ trong hợp đồng. Nếu để cho CĐT tự soạn hợp đồng, thì sự thiệt thòi vẫn còn bị đẩy về phía người dân.

Theo chúng tôi, Bộ Xây dựng nên bổ sung vào quy chế mẫu hợp đồng chuẩn, quy định các điều khoản cơ bản nhưng khách quan, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của đôi bên. Mẫu hợp đồng này cũng dành cho hai bên quyền được thoả thuận thêm, nhưng với điều kiện không được mâu thuẫn, xung đột với các điều khoản cơ bản.

lao động

Các tin tức khác

>   Thanh long thâm nhập hệ thống Metro trên thế giới (04/11/2008)

>   Giãn nợ, miễn lãi... chưa đủ ! (04/11/2008)

>   Phát hiện sữa có melamine tại Khánh Hòa (04/11/2008)

>   Quả đấm (04/11/2008)

>   16 tỉ đồng để đánh giá sự cố hầm dìm Thủ Thiêm (04/11/2008)

>   Chương trình khai báo từ xa còn nhiều bất cập (04/11/2008)

>   Abbott Việt Nam cảnh báo: Thận trọng với sữa Ensure nhập lậu (04/11/2008)

>   Đánh mạnh vào hàng giả, hàng kém chất lượng (04/11/2008)

>   Người dân vẫn tiếp tục tích trữ lương thực (04/11/2008)

>   Nhà ga nội địa Tân Sơn Nhất khai thác trở lại (03/11/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật