Thứ Hai, 06/10/2008 10:01

Cổ phần hóa Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco): Bốn năm “dâu bể”, vì đâu ?

Từ ngày 29-10-2004, UBND TP Hà Nội cho phép Công ty Hacinco thực hiện cổ phần hóa (CPH). 4 năm qua, Hacinco phải đối mặt với hàng loạt khó khăn về tài chính; đối tác không hợp tác do không biết số phận của công ty ra sao; người lao động không yên tâm sản xuất; nhiều nhân viên có năng lực bỏ đi…

Đáng lo ngại hơn, sau 4 năm, vẫn chưa có dấu hiệu giải quyết dứt điểm vụ việc từ phía các cơ quan chức năng, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã 2 lần có ý kiến về việc này.

“Dâu bể” vì đâu ?

Việc chậm CPH Hacinco có nhiều nguyên nhân. Sở Tài chính Hà Nội cho rằng việc chuyển số dư nợ vay thành vốn góp cổ phần tại Hacinco không thực hiện đúng quy định hiện hành; doanh nghiệp (DN) không nộp đủ tiền thu bán cổ phần vào tài khoản phong tỏa của DN tại Kho bạc Hà Nội theo quy định. Về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyến (Trường đại học Luật) cho biết, việc chuyển nợ vay thành vốn góp khi CPH DN nhà nước đã được triển khai trên thực tế tại một số DN và đã được nhiều người kỳ vọng như một giải pháp tháo gỡ khó khăn về xử lý tài chính của DN Nhà nước khi CPH. Việc chuyển nợ thành vốn góp tại Hacinco là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật (Điều 12 NĐ số 187/2004/CP ngày 16-11-2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần). Điều này thể hiện ở việc thực hiện đầy đủ các thủ tục về đối chiếu, xác nhận nợ giữa chủ nợ với DN mắc nợ, chủ nợ tiến hành đấu giá cổ phần tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, thủ tục lập văn bản thỏa thuận chuyển nợ thành vốn góp, thủ tục thanh toán tiền mua cổ phần…Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyến còn cho rằng, sự can thiệp của Chi cục Tài chính DN là thái quá, vi phạm nguyên tắc bảo đảm quyền tự chủ tài chính của DN CPH. Sự can thiệp này thể hiện những bất cập về tư duy quản lý nhà nước về kinh tế, sự bất lực trong cách thức quản lý của chính quyền địa phương đối với DN nói chung và Hacinco nói riêng. Hầu hết các ý kiến mang tính chất quy kết của Chi cục Tài chính DN đều xuất phát từ quan niệm và tư duy quản lý hành chính cứng nhắc, gây khó khăn cho quá trình CPH DN, chứ không xuất phát từ thiện chí tháo gỡ. Về vấn đề này, Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, CLB Pháp chế DN... đều có chung quan điểm với Tiến sĩ  Nguyễn Văn Tuyến.

Vì vậy, tại văn bản số 7167/VPCP-V.II  ngày 6-12-2006, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng giao cho UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm của ông Phạm Công Bình, Phó Ban đổi mới DN, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc CPH DN, xử lý nghiêm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm điểm, xử lý.

Thêm một lý do không thuyết phục

Việc bán cổ phần ưu đãi cho 169 người lao động đã mua cổ phần khi CPH Khách sạn Hacinco cũng được nêu ra, coi như một nguyên nhân nhằm làm chậm quá trình CPH của Hacinco. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 37 NĐ 187/CP, người lao động được mua cổ phần ưu đãi tại DN CPH “là những người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của DN tại thời điểm quyết định CPH”. Theo quy định này thì không có bất kỳ quy định nào hạn chế, hoặc tước bỏ quyền mua cổ phần của người lao động.

Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng - Trung tâm Tư vấn pháp luật về xây dựng và bất động sản cho biết, việc bán cổ phần ưu đãi cho người lao động theo phương án CPH tại Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội là hoàn toàn phù hợp. Bởi, nó không trái hoặc vi phạm bất cứ quy định nào về việc bán cổ phần ưu đãi cho người lao động. Các cơ quan có văn bản xung quanh vấn đề này chưa phản ánh thực chất của vấn đề, chưa bám sát và giải thích đúng đắn các quy định hiện hành của pháp luật về bảo đảm quyền lợi của người lao động. Các văn bản pháp luật như NĐ 44/1998/CP; Thông tư  11/1998/TT-LĐTBXH đều không quy định chỉ được bán cổ phần ưu đãi cho những người lao động thuộc bộ phận của DN được CPH. Sở dĩ như vậy là vì vào thời điểm đó việc bán cổ phần còn mới, bán ra ngoài rất khó khăn, nên khuyến khích người lao động nhận trách nhiệm mua cổ phần. Mặt khác, theo Điều 11 Bộ luật Lao động, Nhà nước muốn người lao động đã có thời gian đóng góp cho Nhà nước cần phải thực sự làm chủ DN.

Điều đáng tiếc là trong khi vụ việc diễn biến không mấy phức tạp, các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan tham mưu đã tự đưa ra những quan điểm mâu thuẫn, trái ngược, tiền hậu bất nhất, gây khó khăn làm chậm quá trình CPH ở Hacinco.

Xử lý dứt điểm

Ngày 13-6-2007, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3239/VPCP-CCHC, thừa lệnh Thủ tướng Chính phủ đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, xử lý phản ánh của CBCNV và nhà đầu tư của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội theo thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, ngày 20-11-2007, UBND TP Hà Nội có văn bản số 6489/UBND-CN báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết tồn tại trong quá trình CPH Hacinco. Trong đó, TP xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để sớm xử lý dứt điểm vụ việc này. Ngày 28-12-2007, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 7558/VPCP-ĐMDN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, giao UBND TP Hà Nội theo thẩm quyền, quyết định và chịu trách nhiệm đối với việc xử lý CPH Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội theo quy định của pháp luật, đặc thù của TP Hà Nội; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động. Sự việc này đã qua gần 4 năm, đã có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ. Vậy, không còn lý do gì để kéo dài thêm...

hnm

Các tin tức khác

>   CTCP Thủy sản Minh Hải: Phát hành cổ phiếu thưởng (06/10/2008)

>   Bankinvest hợp tác với Sơn Kim (06/10/2008)

>   Siemen AG bảo trì dài hạn Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2 (03/10/2008)

>   CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương nộp hồ sơ đăng ký niêm yết CP tại TT GDCK HN (03/10/2008)

>   UBCKNN đã nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký phát hành CP để trả cổ tức năm 2007 của CTCP Thép Đà Nẵng (03/10/2008)

>   Điều chỉnh tổng vốn đầu tư Dự án Thủy điện Sekaman 3 (03/10/2008)

>   Quý IV: SCIC bán vốn nhà nước tại 144 doanh nghiệp (03/10/2008)

>   PVFC: Yêu cầu người đại diện tổ chức cung cấp thông tin (03/10/2008)

>   Công nghệ tiên phong (03/10/2008)

>   Công ty Thế kỷ 21 hợp tác với Celadon International (02/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật