> >
Thứ Năm, 25/09/2008 14:53

Tập đoàn STADA trở thành cổ đông chiến lược của Pymepharco

STADA, Tập đoàn dược phẩm có mặt trên toàn thế giới với 46 công ty kinh doanh ở 30 quốc gia đã mua 2 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Pymepharco trong đợt phát hành nâng vốn điều lệ từ 25 tỷ đồng lên 85 tỷ đồng của công ty này. Báo ĐTCK đã trao đổi với ông CHOO YAN HO, đại diện tập đoàn Stada tại châu Á về chiến lược phát triển của Tập đoàn tại Việt Nam.

Thưa ông, vì sao Stada đầu tư vào Pymepharco và chọn Pymepharco là đối tác tại Việt Nam. Mục tiêu và chiến lược của Stada tại thị trường Việt Nam là gì ?

Ban đầu, sự hợp tác giữa chúng tôi với Pymepharco là thông qua hình thức chuyển giao công nghệ, cho phép Pymepharco sản xuất một vài sản phẩm mang nhãn hiệu của STADA. Năng lực sản xuất của Pymepharco đáp ứng được yêu cầu sản xuất các loại sản phẩm theo tiêu chuẩn của STADA, như thuốc tiêm, viên nang mềm, thuốc nhỏ mắt, antibiotics,… Những sản phẩm này (dưới nhãn hiệu STADA) được thị trường Việt Nam  chấp nhận rất tốt, không thua kém các sản phẩm cùng loại được sản xuất tại chính các nhà máy của chúng tôi. Thành công này đã khuyến khích chúng tôi  rất nhiều và chúng tôi có dự định mở rộng sự hợp tác bằng cách đầu tư vào Pymepharco trong đợt phát hành lần này nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài. Chúng tôi nhìn thấy trước được kết quả tốt đẹp của sự hợp tác này theo cách mà chúng tôi đã bắt đầu và chúng tôi sẽ gia tăng nỗ lực hợp tác theo hướng tương tự. Ngoài tầm quan trọng của thị trường Việt Nam, chúng tôi cũng xem Pymepharco như là một phần của chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm của chúng tôi trong tương lai.

Ông có thể chia sẻ một số thông tin về các chương trình hợp tác giữa Stada và Pymepharco trong thời gian sắp tới, Stada sẽ hỗ trợ gì sau khi trở thành đối tác của Pymepharco?

Như một đối tác lâu dài, STADA sẽ hỗ trợ tối đa cho Pymepharco để đạt được các tiêu chuẩn chất lượng cao hơn đối với hệ thống phương tiện sản xuất (mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là đạt được tiêu chuẩn quốc tế như FDA-US hoặc GMP-EU) cũng như sản phẩm thuốc tiêm được cấp phép trong tương lai. Như đã nói ở trên, chúng tôi muốn Pymepharco là một phần của chuỗi sản xuất và cung ứng các sản phẩm của chúng tôi trong tương lai. Sự hỗ trợ sẽ được thực hiện dưới hình thức chuyển giao công nghệ, phát triển sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật trong việc nâng cấp các phương tiện sản xuất, hợp tác tiếp thị quốc tế,…

Stada có ý định tăng tỷ lệ sở hữu tại Pymepharco, nếu có sẽ thực hiện dưới hình thức nào?

Nhận thấy tiềm năng to lớn tại thị trường ASEAN và thị trường Việt Nam, chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm bất kỳ cơ hội nào có thể gia tăng tỷ lệ sở hữu trong tương lai. Trong giai đoạn này, chúng tôi rất hài lòng với những gì chúng tôi đã đạt được với Pymepharco và những dự án mới chúng tôi sẽ bắt đầu thực hiện.

Ông đánh giá thế nào về các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam nói chung cũng như Pymepharco nói riêng?

Trong những năm gần đây, chúng ta đã được chứng kiến nhiều sự thay đổi to lớn của thị trường dược phẩm tại Việt Nam. Các nhà sản xuất trong nước đã gia tăng vai trò của họ trong việc cung cấp nhiều loại thuốc cơ bản, bằng chứng là số lượng các công ty mới gia nhập trong ngành. Trong khi nhiều công ty đang sản xuất nhiều loại thuốc thông dụng hơn thì Pymepharco đã thực hiện những bước đi táo bạo bằng cách đầu tư vào một vài loại thuốc chuyên biệt, như viên nang mềm, thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt và một số loại khác. Việc tập trung vào phân khúc thị trường chuyên biệt này để tránh sự cạnh tranh gay gắt ở các phân khúc khác thực sự là một chiến lược tốt.

Những điểm yếu chủ yếu của ngành dược trong nước là sự hạn chế của các phương tiện nghiên cứu, cùng với sự thiếu hụt đội ngũ kỹ thuật giàu kỹ năng và kinh nghiệm. Chi phí sản xuất thấp, tinh thần làm việc chăm chỉ và ham học hỏi của người Việt Nam có thể xem như những điểm mạnh có thể khắc phục những điểm yếu đã kể trên. Mức độ cạnh tranh trong ngành được dự báo sẽ rất quyết liệt và năng lực phân phối là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công trong tương lai của một doanh nghiệp dược.

Xin ông giới thiệu khái quát về Tập đoàn Stada cũng như các hoạt động của Stada tại Việt Nam?

Được thành lập ban đầu từ một nhóm các dược sĩ vào năm 1895 tại Đức, STADA hiện nay đã là công ty đại chúng niêm yết có trụ sở chính đặt tại Bad Vilbel (Đức). Trong nhiều năm qua, Tập đoàn STADA đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh chính tập trung vào dòng dược phẩm generic. Năm 2007, doanh thu của toàn tập đoàn ước khoảng 1,57 tỷ Euro và là năm tăng kỷ lục trong 12 năm liền. Hiện nay, STADA đã có mặt trên toàn thế giới với 46 công ty kinh doanh ở 30 quốc gia với tổng số nhân viên khoảng 8.300 người, đồng thời hoạt động kinh doanh của tập đoàn cũng được triển khai thông qua các đối tác chiến lược hoặc chi nhánh ở một vài quốc gia khác. Hệ thống mạng lưới kinh doanh quốc tế của tập đoàn STADA được chuyên biệt hoá bởi nhiều công ty kinh doanh địa phương có uy tín và sự am hiểu thị trường.

Tại Việt Nam, Tập đoàn STADA đã thành lập liên doanh với một đối tác Việt Nam thông qua việc xây dựng Nhà máy sản xuất dược phẩm đầu tiên tại huyện Hóc Môn (TP.HCM). Sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu đối với các sản phẩm của STADA đã thúc đẩy chúng tôi xây dựng nhà máy thứ 2 tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, nhà máy đã được khánh thành vào tháng 01 năm 2008. Đây là nhà máy dược phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt được tiêu chuẩn GMP-EU. Thành công này đã giúp chúng tôi trở thành một phần của chuỗi hoạt động sản xuất và cung cấp sản phẩm của STADA đến thị trường Châu Âu. Bên cạnh đó, liên doanh STADA Việt Nam cũng đã cung cấp sản phẩm tới những công ty con khác của STADA tại các quốc gia Châu Á như Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Philippines và một số nước khác. Với việc gia tăng khả năng hội nhập của khối ASEAN, chúng tôi xem Việt Nam như một trung tâm sản xuất, cung ứng dược phẩm cho các công ty con của STADA tại khu vực ASEAN.

đtck


>   Nutifood phản ứng với vụ sữa có melamine (25/09/2008)

>   Câu chuyện EXPO (25/09/2008)

>   Tăng cầm chừng (25/09/2008)

>   SCIC: TB bán đấu giá CP tại CTCP In Hoàng Lê Kha Tây Ninh (25/09/2008)

>   SCIC: TB bán đấu giá CP tại CTCP Đo đạc địa chính Tây Ninh (25/09/2008)

>   Cho phép CTCP Đầu tư Sài Gòn được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở ngân hàng nước ngoài (25/09/2008)

>   Phê duyệt phương án cổ phần hóa NH Công thương Việt Nam (24/09/2008)

>   Maybank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ABBANK (24/09/2008)

>   Ra mắt Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu- VIMICO (24/09/2008)

>   Công bố thông tin xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát (24/09/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật