Thứ Ba, 17/06/2008 07:08

Cơ chế nào cho hoạt động của SCIC?

Hiện SCIC đang quản lý hàng ngàn tỉ đồng vốn Nhà nước, nhưng do cơ chế không rõ ràng nên hoạt động không hiệu quả. Cần tạo môi trường pháp lý rõ ràng, quy định chế độ tự chịu trách nhiệm đầy đủ...

Có vai trò rất lớn là quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp (DN) Nhà nước đã được cổ phần hóa, nhưng cơ chế hoạt động của Tổng Công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang được đặt lại.

Chỉ quản lý vốn trên sổ sách!

Thực tế thời gian qua, vai trò đầu tư theo nguyên tắc thị trường của SCIC khá mờ nhạt. Nhận định về hiệu quả hoạt động của SCIC, chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh cho rằng vốn SCIC được chuyển nhận bàn giao đều là vốn sổ sách, phân tán ở gần 900 DN Nhà nước và tỉ lệ tập trung dưới sự trực tiếp điều hành của SCIC rất thấp. Quy mô vốn sổ sách thì lớn nhưng thanh khoản thực tế lại rất hạn chế. Đại diện chủ sở hữu tại các DN Nhà nước cổ phần hóa hiện nay là người của chủ sở hữu cũ bổ nhiệm, SCIC đã tiếp nhận nguyên cả gói, chưa có khả năng thay đổi gì. Như vậy, trong không ít trường hợp, đại diện chủ sở hữu là đại diện cho DN nhiều hơn là đại diện cho SCIC.

Theo ông Hoàng Nguyên Học, Phó Tổng Giám đốc SCIC, trở ngại lớn nhất của SCIC hiện nay là phần vốn Nhà nước trong các DN đang được đầu tư quá dàn trải. Do đó, cần bán bớt hoặc bán hết phần vốn ở các công ty Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần. Số tiền thu được sẽ dùng để đầu tư vào các dự án có hiệu quả hơn. Tính theo giá trị sổ sách, vốn tiếp nhận của SCIC khoảng 7.500 tỉ đồng, tính theo giá thị trường đạt hơn 20.000 tỉ đồng. Trong thời điểm thị trường chứng khoán phát triển tốt, mức vốn hóa đạt khoảng 40.000 tỉ đồng.

Vướng cả thủ tục và cơ chế

Ông Học cho biết, đến nay, SCIC mới thực hiện thoái vốn đầu tư tại 85 DN do chỉ được bán theo hình thức đấu giá cổ phần hoặc bán trên sàn đối với DN niêm yết. Thời gian chuẩn bị cho một đợt bán đấu giá nhanh nhất cũng mất 3 tháng. Có trường hợp chi phí thuê tư vấn “ngốn” hết tổng số vốn của DN được tiếp nhận. SCIC đề xuất được phép bán vốn thỏa thuận và căn cứ vào giá niêm yết trên thị trường chứng khoán để đàm phán bán vốn cho nhà đầu tư. Mới đây, có nhà đầu tư chiến lược trả cao hơn giá sàn nhiều lần để mua 10% cổ phiếu của Bảo Minh nhưng SCIC không thể bán vì cơ chế chưa cho phép. Theo ông Học, việc đa dạng các phương án sẽ tạo thuận lợi hơn trong các kế hoạch bán bớt cổ phần Nhà nước. SCIC cũng xem xét phương án thuê chuyên gia định giá chất lượng các DN hoạt động theo ngành, để có thể “bán cả lô”. Hiện SCIC đang lựa chọn một số công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ tư vấn, bán phần vốn Nhà nước tại các DN cổ phần hóa.

Xung quanh đề xuất mở rộng hình thức bán vốn của SCIC đang có những ý kiến khác nhau. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội Hà Nội, cho rằng việc cho phép SCIC bán vốn thỏa thuận có thể nảy sinh hình thức tham nhũng mới và tình trạng xin-cho nếu không có cơ chế giám sát phù hợp. Còn theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, SCIC là công ty đại diện quản lý vốn Nhà nước nên cần được Chính phủ giao toàn quyền. Chính phủ chỉ cần xây dựng cơ chế kiểm soát cho SCIC. SCIC làm gì không cần phải xin phép, miễn sao đúng luật và lợi ích của “ông chủ” được bảo đảm.

TS Lê Đăng Doanh: Ý tưởng tốt nhưng thiết kế dở dang

Tính tự chủ của SCIC chưa được xác định rõ bằng văn bản pháp luật. Chủ tịch HĐQT của SCIC hiện nay là bộ trưởng Bộ Tài chính kiêm nhiệm, khi quyết định SCIC phải can thiệp để cứu thị trường chứng khoán thì không rõ đấy là quyết định của bộ trưởng hay của chủ tịch HĐQT. Như vậy, Nhà nước lập ra SCIC với ý tưởng tốt nhưng thiết kế rất dở dang, SCIC muốn làm cũng không làm được. Cần tạo môi trường pháp lý rõ ràng, quy định chế độ tự chịu trách nhiệm đầy đủ để SCIC thực sự hoạt động có hiệu quả.

SCIC dùng tiền Nhà nước cứu thị trường chứng khoán, lỗ lãi thế nào, không ai biết. Nếu tình trạng thiếu công khai, minh bạch như trên tiếp diễn, không thể loại trừ khả năng SCIC dùng tiền Nhà nước phục vụ cho nhóm lợi ích nào đó, lãi thì nhóm đó được, lỗ thì ngân sách chịu. Không thể coi SCIC là bài thuốc tiên, bệnh gì cũng đem dùng. Việc bán cổ phiếu, tìm cổ đông chiến lược trong nước và ngoài nước phải theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, tránh cách làm vừa qua có màu sắc duy ý chí muốn tối đa hóa lợi nhuận, đặt giá quá cao đến mức các cổ đông chiến lược dự kiến đều rút hết.

nlđ

Các tin tức khác

>   Trên 7 triệu USD xây cụm khách sạn, văn phòng tại Lào (17/06/2008)

>   Tái cấu trúc doanh nghiệp sau CPH: Một đòi hỏi thiết thực (16/06/2008)

>   PVFC: Thông báo trả lãi cho cổ đông (16/06/2008)

>   Legamex: Tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2007 (14/06/2008)

>   Bệnh viện Tim Tâm Đức: Chốt DSCĐ tiến hành ĐHĐCĐ thường niên năm 2008 (14/06/2008)

>   SCIC: Thông báo bán đấu giá cổ phần ở CTCP Thuỷ sản Bến Tre (14/06/2008)

>   SCIC: Thông báo bán cổ phần ở Công ty DANASI (14/06/2008)

>   CTCP sợi Thế Kỷ sản xuất sợi DTY thay thế NK (14/06/2008)

>   Ý kiến của UBCKNN về việc trả cổ tức bằng cổ phiếu của CTCP Vinacafe Biên Hòa (13/06/2008)

>   Ý kiến của UBCKNN về việc trả cổ tức bằng cổ phiếu của CTCP Cơ khí Đóng tàu Thuỷ sản Việt Nam (13/06/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật