Thứ Hai, 16/06/2008 11:27

Tái cấu trúc doanh nghiệp sau CPH: Một đòi hỏi thiết thực

Phát biểu tại hội thảo “Tái cấu trúc doanh nghiệp sau cổ phần hóa và vai trò của các tổ chức tài chính” diễn ra ở Hà Nội ngày 5/6/2008 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Mekong Capital tổ chức.

Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) ông Hoàng Nguyên Học cho biết : “Trong số 850 DN cổ phần có vốn của Nhà nước mà SCIC đã tiếp nhận chỉ có khoảng 30 DN có mô hình quản trị DN hiệu quả, còn lại là yếu kém, thậm chí có DN bên bờ vực phá sản. SCIC đã, đang và sẽ có các giải pháp thích hợp nhằm tái cấu trúc cho những DN này hoạt động hiệu quả hơn”.

Yếu kém trong quản trị của các công ty sau cổ phần hóa (CPH), theo ông Học, nó biểu hiện ở khá nhiều khía cạnh, đó là nợ không có khả năng thu hồi từ DN nhà nước cũ chuyển đổi sang không xử lý dứt điểm được; lao động dôi dư khi CPH không giải quyết triệt để dẫn đến thiếu việc làm, thu nhập thấp (thậm chí có DN chỉ trả lương cho công nhân bằng với mức tối thiểu 540.000 đồng/tháng); nhiều công ty sau CPH rất tham đầu tư đa ngành, đầu tư chéo nhiều lĩnh vực (kể cả chứng khoán) nên rủi ro rất lớn; chưa quan tâm thỏa đáng đến quyền và lợi ích chính đáng của cổ đông nhỏ, lẻ; trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý DN còn hạn chế…

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Phát triển DN thuộc VCCI cho biết: “Quá trình VCCI thực hiện dự án hỗ trợ DN sau CPH cho thấy, áp lực cạnh tranh ngày càng cao đòi hỏi các DN sau CPH cần phải tái cấu trúc, đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh mới có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh, thích ứng được với bối cảnh hội nhập”.

Theo ông Tuấn, việc áp dụng các mô hình quản trị DN hiện đại đối với các công ty sau CPH hiện vẫn là một thách thức rất lớn. Bởi lẽ, đội ngũ lãnh đạo các công ty này phần lớn vẫn từ DN nhà nước chuyển sang, đa số vẫn áp dụng mô hình quản lý cũ. Tùy thuộc vào thực trạng của mình mà các DN sau CPH cần phải xem xét tái cấu trúc từ một đến hàng chục nội dung quan trọng như: Vấn đề quản lý phần vốn nhà nước; huy động và sử dụng nguồn vốn; xử lý nợ tồn đọng; lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược; niêm yết trên thị trường chứng khoán; chính sách tiền lương; xử lý lao động dôi dư; vấn đề sở hữu trí tuệ; cải thiện quan hệ với cổ đông…

Để tái cấu trúc hiệu quả, ông Học cho rằng, vai trò tham gia hỗ trợ của các tổ chức tài chính cũng không kém phần quan trọng. Điểm yếu cơ bản, quan trọng nhất của các DN sau CPH là khâu quản trị. Các tổ chức tài chính như Mekong Capital có thể đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực quản trị DN chất lượng cao, đưa vào DN sau CPH mô hình quản trị tiên tiến, hiện đại, hiệu quả.

Ông Thomas Lanyi, Giám đốc Quỹ Vietnam Azalea Fund (VAF) thuộc Mekong Capital cho biết: “Mekong Capital luôn sẵn sàng đồng hành cùng các DN Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc, giúp họ xác định hướng đi và hoạt động hiệu quả hơn. Khi Mekong Capital trở thành đối tác đầu tư của một DN, nếu họ có thiện chí hợp tác, Mekong Capital cam kết sẽ tạo thêm được những giá trị gia tăng đáng kể và lâu dài cho DN cũng như tất cả các cổ đông của DN đó”.

Theo ông Phí Công Toàn thuộc VAF, trong quá trình tái cấu trúc, Mekong Capital có thể giúp DN hoàn thiện hệ thống báo cáo và quản lý tài chính, chiến lược quản lý và phát triển, quản lý cơ cấu nguồn vốn, hỗ trợ tuyển dụng nhân sự, kết nối với cộng đồng đầu tư, giới thiệu cho DN các nhà đầu tư, các đối tác chiến lược và các công ty tư vấn.

Dựa trên những kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, Mekong Capital có thể giới thiệu cho DN tiếp cận các mô hình kinh doanh thành công, các thông lệ quản lý hiệu quả, các tiêu chuẩn của hoạt động điều hành; hỗ trợ xây dựng và đánh giá công tác kế hoạch, dự báo tài chính trong tương lai, quản lý đồng tiền và vốn lưu động, đánh giá các kế hoạch mở rộng kinh doanh phục vụ cho công tác quản trị, điều hành; tư vấn kế hoạch hóa nguồn vốn theo kế hoạch kinh doanh và định hướng mở rộng của DN, tư vấn tái cấu trúc nguồn vốn để tiến tới tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn; duy trì và thu hút nhân viên tài năng, quản lý chi phí nhân sự, gắn kết lợi ích của nhân viên với DN; hỗ trợ xây dựng bộ phận quan hệ với nhà đầu tư khi niêm yết cổ phiếu…/.

ven

Các tin tức khác

>   PVFC: Thông báo trả lãi cho cổ đông (16/06/2008)

>   Legamex: Tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2007 (14/06/2008)

>   Bệnh viện Tim Tâm Đức: Chốt DSCĐ tiến hành ĐHĐCĐ thường niên năm 2008 (14/06/2008)

>   SCIC: Thông báo bán đấu giá cổ phần ở CTCP Thuỷ sản Bến Tre (14/06/2008)

>   SCIC: Thông báo bán cổ phần ở Công ty DANASI (14/06/2008)

>   CTCP sợi Thế Kỷ sản xuất sợi DTY thay thế NK (14/06/2008)

>   Ý kiến của UBCKNN về việc trả cổ tức bằng cổ phiếu của CTCP Vinacafe Biên Hòa (13/06/2008)

>   Ý kiến của UBCKNN về việc trả cổ tức bằng cổ phiếu của CTCP Cơ khí Đóng tàu Thuỷ sản Việt Nam (13/06/2008)

>   Vifon: Kết quả Đại hội cổ đông bất thường năm 2008 (13/06/2008)

>   CTCP Công nghệ Sinh học – Dược phẩm ICA: Chốt DSCĐ chia cổ tức năm 2007 và Họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2008 (13/06/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật