Thứ Ba, 08/04/2008 15:00

TTCK: Nhà đầu tư nội tăng bán, “ngoại” gom hàng

Sau 9 phiên tăng liên tiếp trong đó có 8 phiên tăng kịch trần, một lượng lớn cổ phiếu được mua khi VN-Index xuống dưới 500 điểm đã được tung ra bán gần như hết. Ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư ngoại đang tranh thủ mua vào.

Hiện thực hoá lợi nhuận

Ngay mở đầu phiên giao dịch sáng nay (8/4) - phiên thứ 2 kể từ khi UBCK nới biên độ dao động từ 1% lên 2% ở sàn chứng khoán TP.HCM và từ 2% lên 3% ở sàn Hà Nội, số lượng cổ phiếu được tung ra bán đã tăng khá nhiều so với các phiên trước đó.

Mặc dù sức cầu vẫn rất mạnh nhưng xu hướng bán xuất hiện ngay từ đầu phiên đã ngay lập tức kéo chậm đà tăng giá của chỉ số VN-Index.

Kết thúc đợt 1, chỉ số này không còn duy trì được mức tăng trần như trước đó, chỉ còn tăng 1,53% (tương đương 8,35 điểm) lên 550,68 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 5,4 triệu đơn vị, trị giá 269,8 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với 30-40 tỷ đồng trong gần 2 tuần qua.

Bước sang đợt 2, lượng cổ phiếu bán ra tăng vọt khiến chỉ số VN-Index chỉ còn tăng 5,37 điểm (tương đương 0,97%). Kết thúc đợt giao dịch này, số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ giao dịch thành công đã vượt lên gần 24,1 triệu đơn vị, trị giá 1.180 tỷ đồng.

Anh Bùi Anh Phương, một chuyên viên phân tích chứng khoán cho biết: “Qua khảo sát, mặc dù kinh tế trong và ngoài nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn nhưng với mức giá hiện tại, hầu hết các nhà đầu tư vẫn đang có xu hướng mua vào. Việc một lượng lớn cổ phiếu được bán ra trong sáng nay cũng là một điều được dự báo trước bởi vì những người mua được lô cổ phiếu khổng lồ với giá rẻ trong hai ngày 25-26 tháng trước (tháng 3/2008) đang hiện thực hoá lợi nhuận.

Thống kê của Sở GDCK TP.HCM cho thấy, tổng cộng có 27 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đã được mua vào trong 2 phiên giao dịch ngày 25 và 26/3 khi mà VN-Index tụt giảm xuống 500 điểm, tức là thấp hơn mức giá hôm qua khoảng 9%.

“Với mức lợi nhuận khoảng trên dưới 10% trong vòng 2 tuần thì rất nhiều người chấp nhận bán ra, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường”, anh Phương nhận định.

“Tuy nhiên, trừ trường hợp các ngân hàng quay trở lại giải chấp mạnh các cổ phiếu cầm cố, khả năng bán tháo, xả hàng như trong đợt giảm sàn 8 phiên liên tiếp trong tháng 3 vừa qua là rất khó xảy ra. Lượng giao dịch trong đợt 3 sáng nay đã phần nào cho thấy điều đó. Lượng mua trong đợt này vẫn khá cao trong khi bán chỉ có thêm khoảng 1,5 triệu đơn vị”, anh Phương nói.

Chung cuộc, có tổng cộng 25,6 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đã được bán ra được khớp lệnh, gần bằng tổng số 27 triệu cổ phiếu được mua vào ở mức giá rẻ trước đó. Chỉ số VN-Index tăng mạnh hơn vào cuối phiên. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch VN-Index tăng 6,23 điểm (tương đương 1,14%) lên 548,56 điểm.

Nhà đầu tư ngoại tranh thủ gom hàng

Mặc dù đặt mua khá nhiều trong các phiên trước đó khi VN-Index loanh quanh 500-550 điểm nhưng cho tới hôm nay các nhà đầu tư ngoại mới có dịp để thả sức mua vào.

Chung cuộc, các nhà đầu tư nước ngoài mua vào gần 5 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.

Các cổ phiếu được nhóm các nhà đầu tư này mua nhiều nhất là năng lượng, phân bón, tài chính ngân hàng, thuỷ sản, thực phẩm, và dược như DPM, SSI, PPC…

Cụ thể, họ mua vào gần 900.000 cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn; hơn 600.000 cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ; gần 500.000 cổ phiếu PPC của Nhiệt điện Phả Lại; hơn 300.000 PVD; hơn 220.000 HPG; gần 200.000 cổ phiếu MPC…

Như vậy, tính cho tới hôm nay, TTCK tập trung của Việt Nam đã có 10 phiên tăng điểm liên tiếp (trong đó có 8 phiên tăng trần. Tổng số điểm đã tăng thêm là hơn 50 điểm. Chỉ số VN-Index đã sắp lên tới 550 điểm.

Tình trạng đồng loạt tăng trần và không có người bán đã tạm thời chấm dứt trong phiên giao dịch sáng nay. Tuy nhiên, số lượng cổ phiếu tăng giá vẫn áp đảo. Cụ thể, trong tổng số 153 mã chứng khoán niêm yết hôm nay ghi nhận 98 mã tăng kịch trần, 12 mã đứng giá và 43 mã giảm giá.

Trong nhóm mã mất điểm có 4 mã giảm giá do điều chỉnh giá trong ngày giao dịch không hưởng quyền là DXP của CTCP Cảng Đoạn Xá (tỷ lệ 5%); ALP của CTCP Alphanam (30%); VTB của Điện tử Tân Bình (18%); PNC của CTCP Văn hoá Phương Nam (5%).

Nhóm cổ phiếu chủ chốt trên sàn chỉ có SSI của Chứng khoán Sài Gòn và FPT của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT mất điểm, SSI giảm 500 đồng xuống 59.000 đồng/cổ phiếu và FPT giảm 1.000 đồng xuống 98.500 đồng/cổ phiếu.

Còn lại các mã khác như STB của Sacombank và PPC của Nhiệt điện Phả Lại cùng tăng 700 đồng lên tương ứng 39.700 đồng/cổ phiếu và 40.000 đồng/cổ phiếu; 2 mã tăng 1.000 đồng là HPG của Hoà Phát và DPM của Đạm Phú Mỹ lên 70.500 đồng/cổ phiếu và 52.000 đồng/cổ phiếu.

3 mã cùng mức tăng 2.000 đồng là VNM của Vinamilk lên 117.000 đồng/cổ phiếu, VPL của Vinpearl JSC lên 127.000 đồng/cổ phiếu và PVD của PV Drilling lên 113.000 đồng/cổ phiếu.

Về khối lượng khớp lệnh những cổ phiếu quen thuộc đã trở lại, SSI đứng đầu với hơn 3,7 triệu cổ phiếu, STB với hơn 3,6 triệu cổ phiếu, DPM với 2.428.410 cổ phiếu. Sau đó là các mã PPC, HPG, FPT, REE...

vnn

Các tin tức khác

>   6,7 tỷ USD cho trung tâm nhiệt điện lớn nhất VN (08/04/2008)

>   FPT: Báo cáo thường niên 2007 (07/04/2008)

>   TMC: Kết quả kinh doanh thực hiện tháng 1,2 và luỹ kế 2 tháng năm 2008 (07/04/2008)

>   SC5: TB ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông (07/04/2008)

>   CJC: Kết quả giao dịch cổ đông nội bộ (07/04/2008)

>   FPT: Công bố thông tin tức thời (07/04/2008)

>   CJC: TB giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (07/04/2008)

>   LBE: TB thay đổi thời gian trả cổ tức bằng tiền đợt 2/2007 (07/04/2008)

>   VE9: Nghị quyết Hội đồng quản trị (07/04/2008)

>   VGP: TB họp Đại hội Cổ đông thường niên 2008 (07/04/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật