TRC: Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên 2007
Ngày 25/03/2008, CTCP Cao su Tây Ninh (TRC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên với sự tham dự của 23 cổ đông, đại diện cho 21.276.207 cổ phiếu, chiếm 70,92% vốn điều lệ. Đại hội đã thông qua các vấn đề sau:
I- CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH NĂM 2007:
Đại hội đã thông qua báo cáo HĐQT, báo cáo quản trị công ty, báo cáo tài chính và phân phối lợi nhuận năm 2007 với tỷ lệ là 100% số cổ phiếu tham dự
1. Về Sản xuất :
- Sản lượng khai thác: 13.643 tấn
-Doanh thu tiêu thụ: 514.359.077.871đ
-Lợi nhuận: 177.445.914.000 đ
2. Phân phối lợi nhuận:
a-Lợi nhuận trước thuế năm 2007: 177.445.914.000đ
b-Quỹ khen thưởng và phúc lợi năm 2006 chuyển qua: 9.211.178.000đ
c-Kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2007:
-Mức cổ tức bằng tiền năm 2007: 90.000.000.000đ
(Tỉ lệ chia: 30% tương ứng 3.000đ/cổ phiếu).
-Thuế TNDN được miễn giảm 28%: 49.279.211.000đ
-Trích quỹ dự phòng tài chính 5%: 6.408.296.000đ
-Trích quỹ khen thưởng và phúc lợi 10%: 12.816.595.000đ
-Lợi nhuận còn lại chưa phân phối: 18.941.058.000đ
3 . Thù lao của HĐQT và BKS. năm 2007:
Trong năm 2007 mức trích và cấp phát như qui định tại phương án cổ phần hoá và nghị quyết đại hội cổ đông thành lập. Tổng số trích là 297.460.800 đ và cấp phát 100%.
II- CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH NĂM 2008 VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ DÀI HẠN:
Đại hội cổ đông thông qua với tỷ lệ 100% số cổ phiếu tham dự
1. Sản xuất kinh doanh:
1.1- Về sản xuất kinh doanh năm 2008:
-Diện tích khai thác: 5.839,12 ha
-Năng suất: 2.226kg/ha/năm
-Sản lượng cao su khai thác: 13.000 tấn
-Sản lượng chế biến: 15.000 tấn
Trong đó:-Mủ gia công: 2.000 tấn
-Sản lượng tiêu thụ: 12.956 tấn
Trong đó: -Xuất khẩu: 8.202 tấn
-Nội địa: 4.754 tấn
-Giá bán cao su bình quân: 2.000.000 đ/tấn
-Tổng doanh thu: 424.500.000.000đ
Trong đó:-Doanh thu mủ cao su: 415.000.000.000đ
-Doanh thu hoạt động tài chính: 6.706.000.000đ
-Doanh thu khác: 3.245.000.000đ
-Tổng chi phí dự kiến: 276.300.000.000đ
Trong đó:-Chi phí sản xuất mủ cao su: 263.000.000.000đ
-Chi phí hoạt động tài chính: 3.972.000.000đ
-Chi phí khác: 8.846.700.000đ
-Lợi nhuận trước thuế: 148.200.000.000đ
Trong đó: -Lợi nhuận từ mủ cao su: 151.200.000.000đ
-Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: 2.700.000.000đ
-Lợi nhuận từ hoạt động khác lỗ: -5.700.000.000đ
-Dự kiến phân phối lợi nhuận năm 2008:
+Lợi nhuận trước thuế: 148.200.000.000đ
+Thuế TNDN (28%): 40.713.000.000đ
+Thuế TNDN được miễn giảm: 40.713.000.000đ
+Dự kiến trích các quỹ để lại: 58.190.000.000đ
+Quỹ dự phòng tài chính (5%): 5.373.000.000đ
+Quỹ khen thưởng và phúc lợi (10%): 10.748.000.000đ
+Quỹ đầu tư phát triển: 42.069.000.000đ
+Dự kiến chia cổ tức năm 2008 (30% vốn điều lệ): 90.000.000.000đ
1.2-Kế hoạch XDCB năm 2008:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 99.922.176.000đ
-Vốn đầu tư XDCB: 86.013.594.000đ
+Xây lắp: 50.132.922.000đ
Trong đó: -Xây lắp nông nghiệp: 8.580.367.000đ
+Thiết bị: 29.673.000.000đ
+KTCB khác: 6.207.672.000đ
-Trả nợ vay tín dụng dài hạn: 13.315.059.000đ
-Trả lãi vay ngân hàng: 593.523.000đ
1.3-Kế hoạch đầu tư dài hạn:
1.3.1-Nhóm dự án đã triển khai trước năm 2008:
-Dự án trồng cao su tại Cty Cổ phần Cao su Việt-Lào:
Công ty CP Cao su Việt –Lào với vốn điều lệ 400 tỷ đống. Công ty CP Cao su Tây Ninh tham gia góp vốn 10% vốn điều lệ tương đương 40 tỷ đồng. Dự án này được Công ty CP Cao su Việt-Lào thực hiện khác thuận lợi, đúng tiến độ như mục tiêu đã đề ra được chính phủ 2 nước đánh giá cao. Thời gian trồng mới từ năm 2005 đến nay được gần 4 năm với tổng điện tích hơn 9.000 ha. Thời gian kiến thiết cơ bản 6 năm. Dự kiến đến năm 2010 sẽ lần lượt đưa vào khai thác.
-Dự án Công ty CP Nước khoáng Ninh Điền:
Dự án nhà máy nước khoáng Ninh Điền kinh doanh khai thác nước khoáng thiên nhiên, địa điểm tại Tỉnh Tây Ninh. Tổng vốn điều lệ: 10 tỷ đồng, Công ty CP Cao su Tây Ninh tham gia góp vốn 15% tương đương 1,5 tỷ, thời gian bắt đầu góp vốn năm 2004-2005. Hiện nay sản phẩm đã tung ra thị trường trong giai đoạn vừa hoàn chỉnh thiết bị khẳng định thương hiệu.
-Dự án Công ty CP TMDV & Du lịch Cao su:
Tổng vốn điều lệ 160 tỷ, kinh doanh xuất khẩu cao su và dịch vụ du lịch và một số ngành nghề khác. Công ty CP Cao su Tây Ninh tham gia 6% vốn điều lệ, tương đương 10 tỷ.
Dự án đang đầu tư xây dựng cơ bản, dự kiến đến năm 2009 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động. Cổ tức từ dự án được chia năm 2005, 2006 là: 98.798.192 đồng, phần cổ tức này Công ty CP Cao su Tây Ninh tiếp tục tham gia góp vốn.
-Dự án Công ty TNHH XD KD CSHT Cao su Việt Nam:
Dự án xây dựng và kinh doanh đường bê tông nhựa B.O.T 741 Bình Dương giai đoạn I. Tổng vốn đầu tư giai đoạn I của dự án là 268 tỷ, Công ty CP Cao su Tây Ninh đã góp 26,9 tỷ. Dự án đang đưa vào hoạt động năm 2007 có lãi nhưng chưa cao nên năm 2007 chưa chia cổ tức.
-Dự án Công ty CP phát triển đô thị và KCN Cao su Việt Nam:
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh KCN Cộng Hòa Chí Linh tỉnh Hải Dương. Tổng vốn điều lệ: 450 tỷ, Công ty CP Cao su Tây Ninh góp 20 tỷ, đến 31/12/2007 đã góp 6 tỉ theo tiến độ. Dự án đã triển khai thi công từ đầu năm 2008. Trong 6 tỷ góp vốn có cá nhân bên ngoài tham gia 3,450 tỷ.
-Góp vốn đầu tư vào Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội:
Tổng mức góp vốn 600 triệu đồng. Dự án đang hoạt động, chưa chia cổ tức.
-Ngoài ra Công ty còn tham gia mua công trái, trái phiếu chính phủ với số tiền là 1 tỷ đồng.
1.3.2-Nhóm dự án triển khai từ năm 2008 trở đi:
-Khu công nghiệp Hiệp Thạnh I:
UBND Tỉnh Tây Ninh cùng Công ty đang làm thủ tục trình chính phủ cho dự án thành lập KCN Hiệp Thạnh I với tổng diện tích 550ha. Công ty CP Cao su Tây Ninh sẽ là chủ đầu tư. Tổng vốn điều lệ: 90tỷ.
-Dự án nhà máy phân lân nung chảy công suất 300.000 tấn/năm:
Xây dựng nhà máy mục đích chủ yếu cung cấp nguồn phân bón cho ngành cao su là chính. Dự án đang triển khai lập dự án đầu tư XDCB. Dự kiến quý I năm 2008 sẽ hoàn thành thiết kế thi công, thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán và tiến hành khởi công xây dựng.
-Dự án nhà máy thùng phuy: với tổng giá trị vốn đầu tư: 43 tỷ.
Dự án đang triển khai xây dựng mặt bằng đã đấu thầu ký hợp đồng nhập máy móc thiết bị, dự kiến quý 3/2008 sẽ đưa vào sản xuất. Với công suất 600.000 thùng/năm, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ trong ngành cao su 80% , phần còn lại bán ra bên ngoài.
-Dự án trồng cao su tại Nghệ An:
Công ty CP Cao su Tây Ninh tham gia góp vốn 8% vốn điều lệ, đợt 1 góp vốn 5% tương đương 600 triệu. Dự kiến vốn tham gia: 12 tỷ.
-Dự án Công ty CP chế biến & XNK gỗ Tây Ninh:
Công ty CP Cao su Tây Ninh tham gia 30%, vốn điều lệ 30 tỷ tương đương 9 tỷ . Dự án đang san lắp mặt bằng, triển khai thi công lắp đặt nhà máy. Dự kiến tháng 9 năm 2008 đưa vào hoạt động.
2. Ý kiến biểu quyết :
Đại hội đã thông qua bằng phiếu biểu quyết cho 6 vấn đề sau:
2.1. Thông qua cho phép thay đổi các điểm thay đổi điều lệ với 100% tỷ lệ cổ phiếu tham dự:
Theo Điều 2\ mục 3: Biểu tượng Logo của Công Ty
. Logo cũ : Biểu tượng trái đất , cây cao su ở giữa, phía dưới có chữ TANIRUCO.
.Logo mới: Màu xanh lá trên nền trắng, dưới có 3 chữ TRC viết tắt tên công ty và mã chứng khoán.
Lý do thay đổi: Logo thay đổi theo logo của Tập Đoàn CN Cao su VN. Việc dùng logo về cơ bản giống logo của Tập Đoàn. Thứ nhất : Chấp hành theo thông báo của Tập Đoàn; Thứ hai: Công ty tận dụng giá trị thương hiệu cao su hiện nay rất uy tín và và quyền sở hữu của logo được Tập Đoàn cao su đảm bảo .
2- Điều 14 : Quyền của đại hội đồng cổ đông.
Nội dung cũ: Đại hội đồng cổ đông có quyền chọn công ty kiểm toán trong đại hội cổ đông thường niên.
Nội dung mới: HĐQT và Ban Kiểm Soát có quyền chọn công ty kiểm toán độc lập và trình bày với ĐHCĐ thường niên. Đồng thời bỏ mục 1 điều 48 Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên sẽ chỉ định một công ty kiểm toán độc lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
3-Điều 25: Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị. Mục 4: Những vấn đề HĐQT phải phê chuẩn\Điểm b: Thành lập các công ty con của Công ty;
Nội dung cũ: HĐQT phê duyệt Thành lập các công ty con của Công ty;
Nội dung mới: HĐQT phê duyệt Thành lập các công ty con của Công ty; Phê duyệt bổ sung hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh.
4-Điều 25: Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị. Mục 4: Những vấn đề HĐQT phải phê chuẩn\Điểm f .
Nội dung cũ: Các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạch kinh doanh và ngân sách vượt quá 10% giá trị kế hoạch và ngân sách kinh doanh hàng năm;
Nội dung mới: Các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạch kinh doanh và ngân sách . HĐQT được phép phê duyệt từng dự án, giá trị không vượt quá 45% /tổng giá trị tài sản, nếu điều lệ có qui định khác thì phải nhỏ hơn tỉ lệ này. Do đó điều lệ mới dùng mức khống chế là 45% tổng tài sản ở báo cáo tài chính gần nhất.
2.2. Thông qua việc thay đổi nhân sự của BKS với 100% tỷ lệ cổ phiếu tham dự:
Ông Hồ Ngọc Tùng, hiện là Phó Giám Đốc XN Cơ khí Chế biến sẽ giữ vị trí thành viên BKS thay cho ông Trần Ngọc Ẩn đã có đơn xin từ nhiệm trước đó.
Ông Nguyễn Văn Bấc, hiện là Trưởng phòng Quản lý chất lượng của công ty sẽ giữ vị trí thành viên BKS thay cho Bà Nguyễn Thị Hương Giang, đại diện cho cho quỹ đầu tư Vinacapital từ nhiệm vì lý do cá nhân
2.3. Thông qua nhiệm kỳ TGĐ năm 2008 -2009 với 100% tỷ lệ cổ phiếu tham dự:
Chủ tịch HĐQT được tiếp tục kiêm nhiệm chức Tổng Giám Đốc điều hành trong nhiệm kỳ 2008 - 2009
2.4. Thông qua cho phép tạm ngưng phát hành tăng vốn điều lệ
Theo Nghị quyết ĐHCĐ năm 2007 Công ty sẽ tăng vốn điều lệ lên 9% và có phương án trình bày trước cổ đông. Kế hoạch phát hành vốn được xây dựng từ khi cổ phiếu TRC giá 150.000 đ/cp và chỉ số VNIndex hơn 1.000 điểm. Hiện nay giá cổ phiếu TRC vào khoàng 60.000 đ/cp và VNIdex khoảng 600 điểm. Việc phát hành tăng vốn điều lệ trong lúc này không thể nói chắc sẽ thành công. Nên ĐHCĐ quyết định tạm dừng chờ thị trường tốt sẽ cân nhắc xin ý kiến cổ đông quyết định.
HoSE
|