Thứ Tư, 16/04/2008 10:03

Thị trường OTC khó tan băng

Nhiều CP sắp chạm mệnh giá và các thông tin chia tách CP thưởng liên tục được các Cty đưa ra trong mùa ĐHCĐ những ngày gần đây. Thế nhưng, trên thị trường OTC CP vẫn giậm chân tại chỗ chưa thể "tan băng".

TTCK chính thức đảo chiều, sụt giảm trong những ngày qua càng làm cho không khí thị trường OTC ảm đạm thêm.

Cổ phiếu "vua" rớt nặng

Các giao dịch mua bán rất thưa thớt, tính thanh khoản suy yếu dần. Trong đó, nhóm CP NH được mệnh danh là CP "vua" trước đây hiện cũng mất gần 20% so với cuối năm 2008. Nhiều NĐT chôn vốn và thậm chí còn "phó thác" luôn CP đang giao dịch trên thị trường OTC cho NH, vì mất khả năng cung ứng thêm vốn cho các hợp đồng cầm cố CK để giữ lại CP.

So với đầu năm 2007, hiện giá CP trên sàn OTC đã mất hơn 30%, nhưng các giao dịch vẫn trong trạng thái đóng băng. Nhiều người cho rằng, có thể khi biên độ giao dịch chưa được nới rộng trên cả 2 sàn HoSE và HaSTC nên NĐT sẽ quay sang thị trường OTC để lướt sóng. Tuy nhiên, do tính chất của thị trường OTC lâu nay vẫn phụ thuộc vào diễn biến của CK niêm yết nên CK trên OTC khó có thể khởi sắc khi CK niêm yết xuống giá.

Ông Huỳnh Anh Tuấn - TGĐ CTCK SJC cho rằng, hiện nguồn tiền của NĐT đã cạn kiệt. Giá nhiều loại CK đang giao dịch trên sàn chính thức, tính thanh khoản cao nhưng cũng khó thu hút được NĐT mua bán.

Thêm vào đó, do ảnh hưởng bởi tâm lý, các NĐT còn tiền cũng không mạnh dạn mua vào như trước đây khiến thị trường càng ảm đạm hơn.

"Cung tiền trên thị trường tiếp tục khan khi các chính sách thắt chặt tiền tệ chưa được NHNN nới lỏng. NH còn tiền cung không dám cho vay cầm cố CK hoặc cho vay với lãi suất tương đối cao. Gần đây, nhiều NH đã tính đến bài toán giải chấp CP cầm cố để thu hồi vốn giảm nợ xấu, kéo theo thị trường đi xuống", GĐ một CTCK nói. Còn theo ông Lâm Minh Chánh - TGĐ CTCK Đại Việt, thị trường OTC chỉ có thể khởi sắc khi CK trên sàn đi vào tăng trưởng và ổn định.

Trong khi đó, nhiều DN ồ ạt triển khai kế hoạch IPO, phát hành CP tăng vốn. Chỉ tính riêng nhóm NH, trong năm nay có cả chục đơn vị tăng vốn điều lệ. Theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thông qua, vốn điều lệ của Eximbank sẽ tăng lên xấp xỉ 3 lần trong năm nay đạt 7.380 tỉ đồng; DongABank tăng thêm 1.400 tỉ đồng, đạt 3.000 tỉ đồng; ACB tăng từ 2.630 tỉ đồng lên 6.355 tỉ đồng; Sacombank tăng lên 6.048 tỉ đồng; HDBank, VietA Bank... cũng tăng từ 1.000 tỉ đồng lên 2.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, kế hoạch tăng thêm vốn của các NH trong năm nay chủ yếu là phát hành CP thưởng không cho cổ đông. Trong đó, chỉ có Sacombank bán ưu đãi với giá 15.000 đồng/CP. Nhiều DN ngoài ngành NH như: Thuỷ sản, vận tải, hàng hải, dệt may, dầu khí, bất động sản, xây dựng, thép... cũng xây dựng kế hoạch phát hành CP tăng vốn, với giá bán ưu đãi cho NĐT khoảng 30 - 40% so với giá CP đang giao dịch.

Giá CP trở lại điểm xuất phát

Thế nhưng, diễn biến của TTCK hiện nay sẽ là rào cản để các DN thực hiện kế hoạch trên. NĐT không còn mặn mà với CK, cho dù được mua CP với giá ưu đãi. Thực tế, qua đợt sụt giảm vừa rồi của TTCK, nhiều NĐT thua lỗ nặng.

Đơn cử như CP ngành NH, cách đây khoảng một năm luôn được xem là hàng "hot" tính thanh khoản cao nhất trên thị trường OTC. Để có thể sở hữu được CP NH, NĐT phải trả một giá rất đắt, lên đến 20 triệu đồng/CP của DongABank (mệnh giá 1 triệu đồng) vào đầu năm 2007. CP Eximbank giai đoạn này cũng đạt 17 triệu đồng/CP hay ACB giao dịch ở sàn CK Hà Nội chạm gần 275.000 đồng/CP (mệnh giá 10.000 đồng). Một số NH nhỏ như: ABBank, OCB, Navibank, ĐaiABank, VietABank... cũng được nhiều NĐT săn lùng trong khoảng thời gian giữa năm 2006 đến hết tháng 3.2007.

Thế nhưng, chỉ sau gần 1 năm sụt giảm, giá CP của nhiều NH đang dần quy trở lại điểm xuất phát ban đầu. CP ABBank chỉ còn 18.000 - 20.000 đồng/CP, giảm đến 75.000 đồng/CP so với đầu 2007. Eximbank hiện chỉ còn 4 triệu đồng/CP. Như vậy, so với cùng kỳ năm trước nếu NĐT bỏ vốn 170 triệu đồng để mua CP Eximbank với giá 17 triệu đồng thì nay mất hơn 130 triệu đồng/CP.

Chỉ sở hữu trong tay khoảng 10 CP của DongABank vào đầu năm 2007 (giá mua tại thời điểm này là 19 triệu đồng/CP), nhưng đến cuối năm 2007 chị Trâm - một NĐT tại HN - than ngắn thở dài, vì cần vốn kinh doanh nhưng không bán được CP. CP NH nhỏ càng giảm mạnh. OCB chào 21.000 - 22.000 đồng/CP vẫn không người mua. Trên sàn CK tập trung, ACB tụt dưới ngưỡng 100.000 đồng, CP STB của Sacombank còn 39.000 đồng trong phiên giao dịch 10.4.

Các thông tin tốt như phát hành CP thưởng của nhiều NH được phát ra vẫn không có tác động đối với giá CP của ngành. Năm 2008, được xem là giai đoạn khó khăn của NH. Vốn cho vay ra bị hạn chế, trong khi phải trả lãi suất huy động cao cho người gửi tiền, kéo theo doanh thu bị ảnh hưởng nặng.

Theo đánh giá của một chuyên gia ngành CK, giá CP NH giảm một phần do ảnh hưởng chung của TTCK. Tuy nhiên, ông này cũng cho rằng, so với các ngành nghề khác, năm nay NH phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn so với năm siêu lợi nhuận 2007.

Các tin tức khác

>   CTCP Cấp nước Chợ Lớn: ĐHCĐ thường niên năm 2008 (16/04/2008)

>   CTCP XNK Máy Sài Gòn: ĐHCĐ thường niên năm 2008 (16/04/2008)

>   Seaprodex SaiGon: ĐHCĐ thường niên năm 2008 (16/04/2008)

>   CTCP Địa ốc 9: ĐHCĐ thường niên (16/04/2008)

>   Nhiều công ty lớn góp vốn vào Vietnamnet IC (15/04/2008)

>   Quý 1/2008: Techcombank đạt 220 tỷ đồng lợi nhuận (14/04/2008)

>   PNJ sẽ mở rộng sang lĩnh vực thời trang (14/04/2008)

>   Công ty Savimex hợp tác đầu tư sang Lào (15/04/2008)

>   Nhiều công ty chứng khoán có lãi tăng vọt (14/04/2008)

>   Định hướng chiến lược của Vietinbank (14/04/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật