Thứ Năm, 13/03/2008 15:10

Thị trường đã có thể khác nếu…

Việc lên, xuống của giá cổ phiếu trên TTCK là chuyện bình thường, nhưng giảm nhanh và giảm sâu trong một thời gian ngắn tất yếu phải có nguyên do, nhất là khi thị trường đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.

Thị trường đã có thể phục hồi nếu…

Thị trường đã có thể phục hồi và đổi chiều, nếu như các tổ chức đầu tư trong nước (ngân hàng TMCP, CTCK…) không bán ra cổ phiếu. Đó là một thực tế trong thời gian vừa qua.

Nếu phân tích kỹ thuật trên đồ thị sẽ thấy, trước Tết Nguyên đán, VN-Index đã có đến 6 phiên liên tục lên giá (từ 760 điểm lên đến 860 điểm), với giá trị khớp lệnh trung bình lên tới hơn 1.000 tỷ đồng/phiên. Như vậy, thị trường sau những phiên rớt nhanh, rớt mạnh đã bật trở lại và có thể tạo đà cho một xu thế mới, xu thế lên giá. Về mặt tâm lý, đợt lên giá liên tục này đã tạo niềm tin về sự phục hồi trở lại của thị trường cho NĐT trên sàn lúc đó. Nhiều người đã chuẩn bị sẵn sàng mua vào cổ phiếu, khi thị trường mở cửa trở lại sau những ngày nghỉ Tết. 

Trong quá trình phục hồi lên giá trở lại, theo quy luật cung - cầu, tất yếu phải có những phiên rơi trở lại, khi VN-Index chạm mức kháng cự trên dưới 900 điểm. Việc dừng lại ở mức ngưỡng này là hoàn toàn bình thường vì lượng cổ phiếu tích tụ còn rất lớn. VN-Index có thể chuyển động sang ngang, tiếp tục cuộc đấu giá giữa người mua người bán, hay rơi tiếp với số phiên xuống ít hơn những phiên lên điểm là có thể dự đoán một xu thế mới sắp tới trên thị trường. Thực tế là VN-Index đã tăng trở lại sau 2 phiên rớt giá, mô hình tách và tay cầm có thể sẽ hình thành nếu những phiên tăng trở lại này nhiều hơn và thị trường sẽ thay đổi được tâm lý mua bán của NĐT.

Nhưng tại phiên tăng trở lại thứ 3, một lượng cổ phiếu của các tổ chức đầu tư trong nước đã bán ra rất mạnh, khiến VN-Index sụt giảm, quá trình phục hồi giá lập tức bị dừng lại. Rồi liên tục những phiên sau đó, lượng bán ra của các tổ chức đầu tư ngày càng nhiều. Thời điểm đó, mọi người đều cho rằng, do các NĐT riêng lẻ đang bán tháo cổ phiếu vì mất niềm tin. Khi một lượng cung mới của các tổ chức đổ vào, quy luật cung - cầu lập tức bị phá vỡ, VN-Index đã không thể bật trở lại sau những phiên giảm sâu, giảm mạnh. Bình thường, khi một lượng cung cổ phiếu đã được giải tỏa, thị trường rớt xuống một mức nào đó, lượng tiền thu về sẽ trở thành một lượng cầu mới để mua lại cổ phiếu ở mức giá rẻ hơn. Chính vì vậy, mà trong quá trình xuống giá, VN-Index thường bị chặn lại ở các ngưỡng hỗ trợ và chuyển động đi ngang.

Nhưng vì lượng cung mới bán ra trong thời điểm này chủ yếu là của các tổ chức đầu tư nên sau khi thu tiền về, các tổ chức không tham gia mua lại cổ phiếu trên thị trường, làm mất đi một lượng cầu rất lớn. Trong khi đó, lượng cung vẫn tiếp tục tăng lên hàng phiên do một số CTCK bắt đầu nhập cuộc. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rơi thẳng đứng liên tục gần 17 phiên, không thể dừng lại được. Thị trường đã rơi tự do không tuân theo quy luật nào, mọi sự phân tích của giới chuyên gia là vô nghĩa.

Vì sao các tổ chức đầu tư lại bán ra cổ phiếu?

Đó là câu hỏi của rất nhiều NĐT trong thời gian qua. Đối với các tổ chức đầu tư - đầu tư theo giá trị doanh nghiệp thì việc bán ra cổ phiếu ở mức giá thấp như hiện nay là chuyện vô lý. Trong quá khứ, khi thị trường giảm đến mức giá hợp lý, họ thường mua vào và là nguồn lực chủ yếu để đưa giá cổ phiếu đi lên. Nhưng thời gian qua thì ngược lại, thay vì mua vào thì họ lại bán tháo cổ phiếu.  Đầu tiên là các ngân hàng TMCP, sau đó là các CTCK.

Những biện pháp kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mà tâm điểm là Quyết định 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu NHNN bằng VND dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng đã tác động khá mạnh đến TTCK. Với số lượng 20.300 tỷ đồng dự kiến hút về thông qua việc mua tín phiếu NHNN đã làm cho các ngân hàng đứng trước nguy cơ thiếu hụt một lượng tiền đồng rất lớn. Các tổ chức tín dụng phải tăng nguồn vốn huy động và hạn chế cho vay. Sau Tết, tình trạng khan hiếm tiền đồng đã diễn ra, nguồn vốn để cho vay của các ngân hàng không còn nhiều. Liệu pháp tốt nhất hiện nay là tăng lãi suất huy động vốn và bán ra cổ phiếu trên TTCK. Như ta đã biết, hiện nay có khá nhiều ngân hàng TMCP tham gia hoạt động đầu tư tài chính - đầu tư mua, bán cổ phiếu trên thị trường chính thức và thị trường OTC. Việc khan hiếm tiền đồng sau Tết, bắt buộc họ phải bán ra cổ phiếu để thu tiền về.

Trong khi các ngân hàng TMCP chưa dừng việc bán ra cổ phiếu, thì các CTCK bắt đầu vào cuộc. Khi thị trường giảm đến mức độ nào đó, khoảng 50 - 60%, thì tự động nghiệp vụ cầm cố cổ phiếu của các CTCK phải bán ra để bảo toàn vốn, phòng chống rủi ro. Thế là theo phản ứng dây chuyền, thị trường rớt đến mức mà không còn ai dám mua vào nữa.

Theo quan điểm của giới chuyên gia, việc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) bỏ tiền ra mua lại cổ phiếu trên TTCK là một liều thuốc khá hữu hiệu hiện nay. Nhưng tác động thế nào để hỗ trợ, phục hồi được thị trường lại là một việc hoàn toàn không đơn giản.

đtck

Các tin tức khác

>   TTCK Việt Nam: “dọn nhà” để hội nhập (13/03/2008)

>   CJC: Giao dịch cổ phiếu của ông Hoàng Minh Châu (18/02/2008)

>   BTH: Bổ sung ngành nghề kinh doanh trong Giấy Chứng nhận ĐKKD (18/02/2008)

>   VC5: Kết quả giao dịch của cổ đông nội bộ (18/02/2008)

>   BTS: Phát hành CP cho cổ đông hiện hữu và lấy ý kiến cổ đông (18/02/2008)

>   CMC: Tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2007 (18/02/2008)

>   STC: Giao dịch quyền mua cổ phiếu của cổ đông nội bộ (18/02/2008)

>   SDC: Thông báo về Ngày đăng ký cuối cùng để Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008 (19/02/2008)

>   DST: Trả cổ tức 7% (19/02/2008)

>   SJC: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (19/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật