Thứ Bảy, 22/03/2008 15:59

Có nên hoãn IPO doanh nghiệp Nhà nước?

Đã có nhiều ý kiến cho rằng để TTCK khởi sắc trở lại, Nhà nước cần hoãn phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) đối với các doanh nghiệp nhà nước. Liệu đây có phải là một kế sách hay?

Trước đó, các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ồ ạt trong năm 2007 được cho là nguyên nhân dẫn đến việc Thị trường chứng khoán đang sụt giảm mạnh. Trong khi đó, theo kế hoạch, Năm 2008 sẽ có hàng loạt doanh nghiệp (DN) lớn tiếp tục IPO như Habeco, Incombank,  BIDV, MobiFone, VinaPhone…

Tại Hội thảo về cổ phần hóa (CPH) các DNNN ngày 20/3 vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng sự ì ạch, chậm chạp của tiến trình CPH là bất lợi lớn cho VN trong thời kỳ hội nhập.

Chính phủ đã đặt ra mục tiêu từ năm 2006 đến 2010 sẽ CPH khoảng 1.500 DN. Nhưng trong năm 2007 chỉ có 82 DN được CPH, đạt 21% kế hoạch đề ra. Với một số NĐT chứng khoán, chậm CPH và IPO thì nguồn cung sẽ giảm, số cổ phiếu hiện có sẽ giữ được giá, nhưng với nền kinh tế ngày càng đi theo hướng thị trường, giảm bớt sự can thiệp của NN và tạo cạnh tranh lành mạnh, thì hoãn IPO đồng nghĩa với việc kéo lùi sự phát triển của DN.

CPH là một trong những biện pháp cải tổ để tăng sức mạnh cho DN, đã được Quốc hội và Chính phủ đặt ra lộ trình, quyết tâm thực hiện càng sớm càng có lợi cho nền kinh tế.

TS Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế TPHCM phân tích: “Nếu chỉ nhìn IPO trên góc độ của TTCK, thì chúng ta sẽ không thấy được hết mặt tích cực của nó, ngoài vốn thì CPH và IPO còn mang lại cách quản lý, cơ chế, kinh doanh, kinh nghiệm, công nghệ… để DN phát triển bền vững và có tính cạnh tranh cao hơn”.

Ông Dominic Scriven, Tổng GĐ Dragon Capital đưa ra ví dụ: “Năm 2003, Vinamilk được định giá 100 triệu USD. Năm 2004 khi cổ phần hoá, giá trị Vinamilk được thị trường đánh giá 150 triệu USD. Năm 2007 đến nay, phần vốn và lãi của Nhà nước ở Vinamilk lên đến 970 triệu USD”.

Ông Dominic đưa ra khuyến cáo đừng thấy giá cổ phần của Bảo Việt, Vietcombank, Bảo hiểm Dầu khí, Đạm Phú Mỹ…, sau IPO không cao như mong đợi, để nhận định rằng IPO vội vã là sai lầm. TS kinh tế Nguyễn Quang Hưng cũng cho rằng:

“Giá thấp là so với thời kỳ sốt, chứ giá của những cổ phiếu này được thị trường xác định ở mức vừa phải như vừa qua, đã kéo giá của nhiều loại cổ phiếu khác trở về mức hợp lý. Điều này, ở góc độ nào đó, có một tác dụng tích cực lên tính bền vững, ổn định của TTCK”. Nhiều chuyên gia kinh tế còn bác bỏ nhận định đồng vốn trong dân, DN, quỹ đầu tư, tổ chức tài chính… đã cạn kiệt trước các đợt IPO sắp tới.

Nhà phân tích chứng khoán Trần Ngọc Nam cho rằng: “Quan niệm IPO phải thu về gấp 5 - 10 lần mệnh giá đã làm méo mó cách nhìn về CPH và IPO, có lợi gì thu về số tiền gấp 5 - 10 lần giá trị thực để rồi như người khổng lồ chân đất sét. Tôi nghĩ nếu IPO với giá đúng giá trị thực của DN, dựa trên những thông tin minh bạch, rõ ràng quyền lợi của cổ đông được bảo đảm thì tôi tin chắc NĐT trong và ngoài nước sẽ không quay lưng”.

Trả lời báo giới mới đây, Ông George Mathewson, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Toscafund đang quản lý khoảng 10 tỷ USD cho biết, rất quan tâm tới các đợt IPO ngân hàng quốc doanh Việt Nam, cũng như các đợt chào bán cổ phần của các ngân hàng thương mại khác.

GĐ một quỹ đầu tư  nước ngoài khác cũng khẳng định: “Vẫn còn rất nhiều DN nếu IPO sẽ rất hấp dẫn vì ngoài giá trị, thương hiệu của họ thì chúng tôi còn đầy room, trong khi các cổ phiếu trên sàn hấp dẫn phần lớn đã hết room”.

Nếu “chiều” theo ý của NĐT và “cứu” TTCK thì CPH và IPO chỉ hoãn được thời gian ngắn, còn cột mốc 2010 vẫn phải hoàn thành vì lợi ích chung. Hoãn thêm một thời gian các đợt IPO của 20 tổng công ty lớn, gần 400 doanh nghiệp và các ngân hàng lớn thêm một thời gian nữa chỉ là giải pháp tình thế.

Ai dám chắc chắn một, hai năm nữa VN-Index sẽ vọt lên cao, và chẳng lẽ hoãn IPO vì “túi tiền” của những NĐT chứng khoán? Không chỉ là “đối nội”, mà với thế giới càng đẩy nhanh tiến trình CPH và IPO, VN càng chứng minh quyết tâm xây dựng nền kinh tế thị trường và cải cách DNNN.

Có lẽ CPH và IPO chỉ còn là vấn đề thời gian với nhiều DNNN, điều cần phải mổ xẻ và làm rõ là phương thức tiến hành CPH, IPO và cách can thiệp của các cơ quan công quyền vào quá trình này.

 

Ông Nguyễn Sỹ Hưng - Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines (VNA):

VNA khó mà thực hiện IPO ngay được

Chính phủ giao trong năm nay, VNA thực hiện cổ phần hóa và đấu giá cổ phần ra thị trường (IPO). Tuy nhiên, năm 2008, VNA chỉ kỳ vọng làm xong thủ tục IPO thôi. Hiện, VNA còn chưa thuê tư vấn nước ngoài đánh giá giá trị doanh nghiệp.

Có nhiều nhà tư vấn tiếng tăm trên thế giới muốn tham gia định giá VNA nhưng chúng tôi còn phải báo cáo Thủ tướng để chọn lựa. Sau định giá, VNA còn phải chờ các bộ cho ý kiến. Tôi nghĩ, trong năm nay, VNA chưa thể hoàn tất thủ tục được, chứ chưa nói gì IPO. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức nhưng thời điểm IPO sẽ phải xin phép Chính phủ.

Hơn nữa, tình hình thị trường chứng khoán như hiện nay, VNA cũng khó mà thực hiện IPO ngay được. Chắc chắn Chính phủ sẽ cân nhắc khi VNA trình lên vì bài học từ Vietcombank và Bảo Việt vẫn còn đó.

Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex):

Vinatex vẫn IPO dù thị trường chứng khoán  đi xuống

Vinatex vẫn sẽ tiến hành cổ phần hóa và IPO trong năm 2008 mặc dù thị trường chứng khoán đang tuột dốc. Tuy nhiên, về việc thuê tư vấn định giá trị tập đoàn, Vinatex đang trình Thủ tướng xem xét. Tôi vẫn hy vọng, cuối năm 2008, tình hình thị trường chứng khoán sẽ tốt hơn và Vinatex sẽ có điều kiện thuận lợi để thực hiện IPO.  Đình Thắng (ghi)

tp

Các tin tức khác

>   “Cổ phiếu vua" thoái vị! (22/03/2008)

>   Mua cổ phiếu ăn cổ tức (22/03/2008)

>   TTGDCK Hà Nội nhận hồ sơ đăng ký niêm yết CP của CTCP Công trình Giao thông Sông Đà (21/03/2008)

>   Lilama tích cực mở rộng hợp tác với nước ngoài (21/03/2008)

>   CTCP Vật tư tổng hợp Tp.HCM: ĐHĐCĐ và chi trả cổ tức đợt 2/2007 (21/03/2008)

>   CTCK SMES tăng vốn điều lệ (21/03/2008)

>   DigiNet bán 5% cổ phần cho quỹ JVGF (21/03/2008)

>   CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong ĐHCĐ năm 2008 (21/03/2008)

>   CTCP Âu Lạc ĐHCĐ năm 2008 và chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức năm 2007 (21/03/2008)

>   Tanimex: ĐHCĐ thường niên năm 2008 (21/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật