Thứ Bảy, 29/03/2008 08:09

Cổ đông "cá mập"

Kết thúc quá trình cổ phần hóa tại Công ty Thủy lợi 2 (Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn) thì mục tiêu lớn nhất - làm cho doanh nghiệp (DN) đó hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực dịch vụ thủy lợi - đã thất bại.

Các mục tiêu tiếp theo là quyền lợi của cổ đông gồm Nhà nước, người lao động cũng xem như bị phá sản. Nhưng trong chuyện này lại có sự thành công rất lớn của một nhóm cổ đông. Sự thành công xây trên thất bại của công ty, của cổ đông khác. Kết cục buồn này sinh ra bởi sự yếu kém trong phương pháp quản trị công ty.

Điều đó khiến một số cổ đông có thể lợi dụng quyền lực chiếm đoạt tài sản của công ty thông qua những hành vi bán rẻ, mua rẻ, tẩu tán tài sản hay thâu tóm quyền lợi, quyền lực... Nếu việc này diễn ra trong hệ thống tài chính nhà nước thì gọi là hành vi tham ô; trong DN đó là sự phản bội lòng trung thành, đạo đức và trách nhiệm người quản lý đối với DN.

Nguyên nhân của tình trạng trên là hệ thống chính sách và phương pháp tư duy về cổ phần hóa (CPH) trước đây có nhiều điểm không sát thực. Vì vậy việc CPH diễn ra khép kín và "nội bộ". Khi nội bộ tự định giá tài sản (dù có một số cơ quan nhà nước tham dự nhưng vẫn chưa đủ) để bán cho mình thì tất nhiên ai cũng muốn định giá thấp. Công tác định giá doanh nghiệp xa thực tế, không trung thực và tất nhiên cũng bị hạn chế công khai.

Khi không có sự giám sát từ bên ngoài thì bên trong, một số người có quyền lực và có thông tin sẽ thao túng hoạt động CPH để trục lợi. Hệ thống sổ sách kế toán kém rõ ràng. Vì vậy đại đa số cổ đông là người lao động không nắm được quyền hạn, lợi ích và các mối liên quan của mình là gì. Việc đó khiến họ khó có khả năng giám sát ban lãnh đạo công ty.

Khoảng cách quyền lực cũng như tiếp cận thông tin doanh nghiệp (như giá trị tài sản, các qui định của luật pháp...) giữa người lao động và ban lãnh đạo rất lớn, nhưng các chính sách của Nhà nước lại chưa thật sự can thiệp tốt để tạo công bằng. Mặt khác, chính sách ưu đãi người lao động mua cổ phần dễ làm họ nghĩ rằng CPH là chia tài sản doanh nghiệp. Tài sản đó là họ được ban phát, nên phản ứng giám sát của các cổ đông này không giống như những cổ đông phải bỏ tiền mua. Cơ hội lũng đoạn của cổ đông "cá mập" sẽ càng cao.

Trước đây khi định giá tài sản doanh nghiệp để CPH thì giá trị quyền sử dụng đất được loại bỏ. Tuy nhiên, sau CPH, ai nắm giữ doanh nghiệp tất nhiên cũng sở hữu quyền sử dụng đất đó. Đây là một tài sản rất lớn và điều đó chính là "trung tâm" tiêu cực.

Những tiêu cực trong CPH hôm nay lộ diện, thật ra đã xảy ra từ trước đây nhiều năm, dựa trên những sơ hở, bất cập của hệ thống chính sách cũ. Đến nay, những điểm đó đã và đang được khắc phục. Công tác định giá tài sản doanh nghiệp phải được công khai bằng hình thức đấu giá (IPO); để người lao động nghèo có thể được hưởng quyền lợi một cách đầy đủ dù không có tiền mua cổ phần, nay họ có thể bán quyền (được mua cổ phần) đó.

Các chính sách trợ cấp cho người lao động mất việc sau CPH cũng thiết thực hơn. Và giá trị quyền sử dụng đất đã được đưa vào tài sản doanh nghiệp khi định giá... Tuy nhiên, những nỗ lực này lại có thể khiến quá trình CPH mất nhiều thời gian hơn, nhất là khi thị trường chứng khoán biến động. Song cũng không thể vì chạy theo tiến độ mà tạo môi trường cho những cổ đông "cá mập" thôn tính các cổ đông khác cũng như lợi ích công ty.

tt

Các tin tức khác

>   Thủ tục cổ phần hoá - vẫn “hành là chính”? (28/03/2008)

>   Sẽ cổ phần hóa VinaPhone (28/03/2008)

>   Bắt khẩn cấp Giám đốc, Trưởng phòng KD Nhà máy Cồn QN (28/03/2008)

>   Xây dựng và Trang trí Kiến trúc ADC: TB trả cổ tức 2007 và ĐHCĐ 2008 (28/03/2008)

>   IDJ: Chốt danh sách chi trả cổ tức (28/03/2008)

>   Hoàng Long Long An: Chi trả cổ tức đợt 2 năm 2007 (28/03/2008)

>   Sacomreal: Phát triển kênh phân phối bất động sản tại Đà Nẵng (27/03/2008)

>   Thông tin đăng ký tham gia đấu giá CP Cty Thái Dương (27/03/2008)

>   CTCP Chứng khoán FPT thông báo sửa đổi Điều lệ và thay đổi thành viên HĐQT (27/03/2008)

>   TCT Bia - Rượu - NGK Hà Nội: Kết quả đấu giá cổ phần (27/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật