Chủ Nhật, 24/02/2008 17:13

Năm 2015 vùng Tây Nguyên mở rộng từ 100.000 đến 120.000ha cao su

Đây là chương trình lớn của Chính phủ bắt đầu thực hiện từ năm 2006 nhằm mục đích khai thác tài nguyên về đất đai, tăng độ che phủ của rừng và quan trọng là giúp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên ổn định, nâng cao cuộc sống. Thực hiện tốt chương trình này sẽ nâng tổng diện tích cao su của toàn vùng Tây Nguyên lên hơn 230.000 đến 240.000ha (là vùng trồng cao su lớn thứ 2 của cả nước, sau vùng Đông Nam bộ), cụ thể Gia Lai có 100.000ha, Đăk Lăk 52.000ha, Kon Tum 50.000ha và Đăk Nông 32.000ha.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình đã phát sinh nhiều vướng mắc làm chậm tốc độ trồng mới cây cao su và trong 2 năm qua, toàn vùng cũng chỉ mới trồng được chưa đầy 10.000ha cao su. Vướng mắc có tính chất cốt lõi, là quỹ đất sản xuất bàn giao cho các doanh nghiệp trồng cao su còn hạn chế. Theo điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thì quỹ đất trồng cao su đều là do quỹ đất được chuyển đổi mục đích sử dụng, trong đó chuyển từ rừng nghèo là 55.000ha và chuyển từ đất nông nghiệp khoảng 70.000ha. Cả 2 loại đất này đều vướng từ cơ chế đến một số quy định về pháp luật, như phần lớn quỹ đất nông nghiệp đều có chủ và đang sử dụng trồng các loại cây lâu năm, cây ngắn ngày kém hiệu quả. Còn đất trên diện tích rừng nghèo kiệt thì bị ràng buộc, bởi chất lượng và trữ lượng gỗ rừng...

Những vướng mắc này đã được tháo gỡ trong Hội nghị họp tại thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), ngày 23/2/2008, do Bộ Trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Cao Đức Phát chủ trì, cùng với sự tham dự của lãnh đạo 5 tỉnh vùng Tây Nguyên và các bộ, ngành liên quan. Bộ Trưởng Cao Đức Phát đã nêu một số giải pháp có tính chất cơ bản và yêu cầu các tỉnh, các doanh nghiệp sớm bắt tay thực hiện có kết quả việc này. Về quỹ đất rừng nghèo, trước mắt các địa phương mạnh dạn giao cho các dự án có diện tích trồng mới dưới 10.000ha cao su để kịp thời vụ năm 2008, đồng thời có sự giám sát chặt chẽ về trữ lượng gỗ, theo đúng quy định của pháp luật. Còn việc trồng lại rừng cũng như các dự án có quy mô lớn hơn, Bộ NN và PTNT sẽ báo cáo với Chính phủ và trình Quốc hội trong phiên họp, tháng 8/2008 tới. Đối với quỹ đất nông nghiệp chuyển đổi thì các địa phương cần phối hợp với doanh nghiệp xây dựng cơ chế phù hợp để người dân tự nguyện đưa quỹ đất này vào trồng cao su, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Bộ Trưởng Cao Đức Phát còn đề nghị các địa phương giảm một số thủ tục phiền hà để đẩy nhanh tốc độ trồng cao su, đồng thời kiểm tra lại quỹ đất chưa sử dụng trong các lâm trường để thu hồi và giao cho các doanh nghiệp trồng cao su.

ttxvn

Các tin tức khác

>   Honda Việt Nam giới thiệu bộ sưu tập xe Click Exceed mới (24/02/2008)

>   Quảng Ngãi đồng ý xây dựng nhà máy nghiền Clinker thứ 2 tại Khu kinh tế Dung Quất (24/02/2008)

>   Bà Rịa – Vũng Tàu hạ thủy thành công giàn khai thác đầu giếng (24/02/2008)

>   HVN sẽ trưng bày phiên bản Civic Hybrid tại Hội chợ triển lãm EPIF 2008 (24/02/2008)

>   Bình Dương: Hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 25% so với cùng kỳ năm trước (24/02/2008)

>   ĐBSCL: WB ngưng cho vay xây dựng hệ thống thủy lợi Ô Môn – Xà No (24/02/2008)

>   TT thương mại, đầu tư, văn hóa và du lịch "VIETHAUS" sẽ chính thức hiện diện tại Béclin (24/02/2008)

>   Chặn dòng sông Chảy thủy điện Bắc Hà (24/02/2008)

>   Việt Nam: “CDMA không chết!” (24/02/2008)

>   Lâm Đồng: 20 tỷ đồng củng cố và phát triển mô hình kinh tế HTX (23/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật