Thứ Năm, 17/01/2008 10:59

Hơn 90% tiềm năng thị trường bảo hiểm chưa được khai thác

Từ 1/1/2008, theo cam kết WTO của Việt Nam, nước ta cho phép các DN bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài và sau 5 năm các doanh nghiệp này sẽ được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Như vậy, các DN bảo hiểm trong nước sẽ bước vào một cuộc cạnh tranh gay gắt.

Đặc biệt trong năm 2008, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép cung cấp một số loại hình bảo hiểm bắt buộc và hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ. Vì vậy, việc chia sẻ thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước trong thời gian tới là điều tất yếu, khó tránh khỏi.

Trong thời gian qua có thể thấy lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm của Việt Nam là tương đối nhanh với sự tham gia của 30 doanh nghiệp, trong đó có 16 doanh nghiệp nước ngoài, kinh doanh 700 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và hơn 100 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện cam kết WTO trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của toàn thị trường ước đạt 8.260 tỷ đồng, tăng trưởng gần 30% so với năm 2006 (mức cao nhất trong vòng 5 năm qua) và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt gần 9.500 tỷ đồng, tăng trưởng gần 12% (cũng là mức cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây).

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam, ngay từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đã được tiếp cận và hội nhập vào thị trường bảo hiểm quốc tế thông qua nghiệp vụ tái bảo hiểm. Do vậy, môi trường cạnh tranh khi vào WTO càng giúp doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trưởng thành hơn. Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đang tích cực tận dụng giới hạn còn lại để hoạt động mạnh ở các lĩnh vực bảo hiểm có khả năng sinh lời cao như bảo hiểm bắt buộc (xe cơ giới, cháy nổ) để giữ vững thị phần.

Bên cạnh đó, với sức ép kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước không chỉ tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực thị trường, xây dựng chiến lược mở rộng thị phần, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới theo nhu cầu của nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp gia tăng tiềm lực tài chính bằng việc tăng vốn (như Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, … ngay cả các doanh nghiệp vừa được cấp phép hoạt động như Toàn Cầu, Bảo Nông, Bảo Quân). Các doanh nghiệp cũng không ngừng tăng cường đầu tư vào nền kinh tế, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình (Bảo Việt đã chọn HSBC Insurance và Vinashin là đối tác chiến lược, Bảo Minh chọn AXA, hay Vinare đã chọn Swiss Re...).

Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng cho rằng, còn đến 90-95% tiềm năng thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa được khai thác và như vậy vẫn còn rất nhiều cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước tăng trưởng phí bảo hiểm và tăng thu nhập.

hnm

Các tin tức khác

>   Sắp sửa Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá (17/01/2008)

>   Giám đốc ngân hàng nhà nước TPHCM Hồ Hữu Hạnh: Southern Bank bảo đảm hoạt động bình thường (17/01/2008)

>   Thận trọng khi mua vàng (17/01/2008)

>   Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (17/01/2008)

>   Khách hàng lo lắng vì sự cố tại Ngân hàng Phương Nam (17/01/2008)

>   ATM các ngân hàng rủ nhau chết (16/01/2008)

>   Nguyên Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Pjico được đổi tội danh (16/01/2008)

>   Không có rút tiền ồ ạt tại Southern Bank (16/01/2008)

>   Lo ngại rút tiền ở Southern Bank (16/01/2008)

>   Maritime bank đẩy mạnh dịch vụ tiện ích (16/01/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật