Thứ Ba, 22/01/2008 09:52

Giải pháp nào cho việc thiếu tiền lẻ?

Thời gian gần đây tình trạng thiếu tiền lẻ khiến người đi chợ hàng ngày rất bức xúc. Tình trạng này càng gia tăng sau khi các cơ quan Nhà nước bắt đầu thực hiện trả lương qua tài khoản, bởi khi rút tiền ở các máy ATM chỉ có thể rút được mệnh giá thấp nhất là 50.000 đồng. Sau khi bài Tiền lẻ đi đâu mất? được đăng tải, rất nhiều bạn đọc đã phản hồi và góp ý. Xin giới thiệu một vài ý kiến của bạn đọc VietNamNet:

Khi đi chợ, có lúc chỉ mua mớ rau, đồng hành, vậy mà tôi phải đưa ra tờ 20.000đ, 50.000đ, thậm chí có lúc phải ái ngại đưa ra tờ mệnh giá 100.000đ. Có lúc vì không có tiền lẻ để trả lại, người bán đề nghị lấy nhiều hơn số thực phẩm mà tôi cần, hay nợ lại. Tại siêu thị thì thay vì trả lại vài nghìn đồng, cô nhân viên tươi cười đưa ra mấy chiếc kẹo cao su. Đi ăn cơm buổi trưa, suất cơm 15.000đ, vì không có tiền lẻ trả lại nên đành lấy thêm 5.000đ nữa, mặc dù không thể ăn hết. Đi xe buýt, người bán vé cứ thấy ai đưa ra tờ 50.000đ hay 100.000đ là kêu ca ầm ĩ. Những cảnh đó bây giờ là chuyện thường gặp và đúng là ai cũng phải đặt ra câu hỏi “Tiền lẻ đi đâu mất?” như bài của VietNamNet.

Tôi muốn góp một vài ý kiến về giải pháp đối với việc thiếu tiền lẻ, bởi tôi thấy rằng ở các nước việc giảm lượng tiền mặt lưu thông bằng các phương thức thanh toán đã có từ lâu và họ cũng không bị thiếu tiền lẻ như ở nước ta. Vậy lý do là ở đâu?

Theo tôi, lý do hàng đầu là việc thanh toán bằng thẻ tín dụng và thanh toán qua ngân hàng ở nước ta chưa phát triển. Tuy nhiên cũng phải nói đến lý do thứ hai là các biện pháp thay thế cho tiền mặt còn rất hạn chế. Chẳng hạn như với các cửa hàng bán cơm, ở các nước đã phổ biến hình thức “coupon”. Khách hàng mua một vài coupon rồi lựa chọn món ăn mà mình thích, nếu như chưa sử dụng hết coupon thì có thể trả lại để lấy lại tiền, hoặc giữ lại để ngày hôm sau đến ăn.

Đối với xe buýt, có thể mua một lúc cả chục vé ngày để dùng dần. Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp kinh doanh nên có những biện pháp linh hoạt hơn, có nhiều hình thức thanh toán hơn giúp cho khách hàng thuận tiện trong mua bán. Điều quan trọng là mỗi doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh phải nghĩ tới quyền lợi của khách hàng là trên hết, đừng chỉ nghĩ riêng lợi nhuận của mình mà ép khách hàng phải lấy thêm hàng vì không có tiền lẻ trả lại như hiện nay.

VNN

Các tin tức khác

>   Xét xử vụ gian lận tiền bảo hiểm ở Pjico (22/01/2008)

>   MB đạt lợi nhuận 610 tỷ đồng (21/01/2008)

>   Chuẩn bị ra mắt Tập đoàn Tài chính-Bảo hiểm Bảo Việt (21/01/2008)

>   ABIC tăng vốn lên 500 tỉ đồng (21/01/2008)

>   Vàng hồi phục để… giảm (21/01/2008)

>   Tiền lẻ đi đâu mất? (21/01/2008)

>   Vốn huy động của NH Phương Nam tiếp tục tăng (21/01/2008)

>   Khi ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam (21/01/2008)

>   Prudential ra mắt sản phẩm sản phẩm liên kết đầu tư đầu tiên tại Việt Nam (20/01/2008)

>   Sacombank trên bước đường hội nhập và phát triển cùng Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (19/01/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật