Thứ Hai, 24/12/2007 09:05

Thị trường sau IPO Vietcombank: Trời lại sáng?

Với khối lượng đăng ký mua cổ phần của Vietcombank (VCB) chênh lệch khá thấp so với khối lượng chào bán, nhiều chuyên gia dự báo giá cổ phần của VCB sẽ không cao và chứng khoán sôi động trở lại sau đợt phát hành cổ phần lần đầu (IPO) của VCB...

Trái với lo ngại trước đây về khả năng thị trường bị điều chỉnh sâu trong trường hợp giá cổ phần VCB ở mức thấp, một số chuyên gia dự báo sàn chứng khoán chính thức sẽ có chuyển biến tích cực hơn sau đợt IPO của VCB.

Thị trường sẽ khởi sắc?

"Khó có thể cho rằng thị trường sẽ phục hồi mạnh sau đợt IPO của VCB, nhưng chắc chắn giá của nhiều loại cổ phiếu trên sàn chính thức sẽ diễn biến theo chiều hướng lạc quan hơn sau đợt IPO của VCB, dù giá đấu cổ phần của VCB có thể đứng ở mức thấp so với giá kỳ vọng trước đây..." - giám đốc một công ty chứng khoán nhận định. Theo vị giám đốc này, ngay sau khi VCB công bố mức giá khởi điểm, nhiều loại cổ phiếu trên thị trường, đặc biệt là cổ phiếu ngân hàng, đã được điều chỉnh phù hợp với tính toán của hầu hết nhà đầu tư (NĐT) tổ chức. Do đó, khả năng tiếp tục điều chỉnh và sắp xếp lại "trật tự" trên thị trường khó xảy ra.

Nhà phân tích chứng khoán Lê Đạt Chí cũng có cùng quan điểm khi cho rằng hầu hết NĐT tham gia đợt IPO của VCB đều là những NĐT dài hạn, họ đã tính toán và chuẩn bị đủ nguồn vốn chứ không buộc phải thanh khoản các cổ phiếu trên sàn để lấy tiền mua cổ phần của VCB như một số ý kiến lo ngại. Hơn nữa, nếu tiếp tục bán tháo cổ phiếu trên sàn để mua cổ phần VCB, NĐT sẽ thiệt đơn thiệt kép do không những giá cổ phiếu trên sàn sẽ tiếp tục rớt mà giá cổ phiếu VCB mua vào cũng chịu ảnh hưởng chung. "Ngược lại, nguồn vốn đổ vào mua cổ phiếu trên sàn chính thức tăng lên sau đợt IPO của VCB là khả năng rất lớn. Những NĐT không trúng đấu giá sẽ quay trở lại sàn..." - ông Chí nhận định.

Trở lại sàn

Một chuyên gia chứng khoán cho rằng một số tổ chức nước ngoài cũng đã đưa ra nhận định giá của nhiều loại cổ phiếu trên sàn chính thức hiện đang ở mức hấp dẫn để mua vào. Do đó một khi không trúng đấu giá VCB, NĐT sẽ quay trở lại sàn để mua vào những cổ phiếu được đánh giá tốt.

Theo tính toán của vị chuyên gia này, chắc chắn những NĐT nằm trong diện đăng ký thừa gần 24,1 triệu cổ phần trong đợt IPO của VCB, trong đó NĐT nước ngoài khoảng 11 triệu cổ phần và NĐT trong nước hơn 13 triệu cổ phần, sẽ bị loại khỏi cuộc chơi của VCB. "Chỉ riêng số tiền cọc của khối lượng này đã lên tới 2.410 tỉ đồng, nếu một phần này đổ vào cổ phiếu trên sàn chứng khoán chính thức cũng đã giúp thị trường sôi động trở lại..." - vị chuyên gia này nói.

Đặc biệt, theo vị chuyên gia này, khối lượng giao dịch của khối đầu tư nước ngoài trên sàn chứng khoán chính thức thời gian tới dự báo sẽ được cải thiện so với hiện nay, trong đó nhiều tổ chức nước ngoài không mua được cổ phần của VCB sẽ tính toán để mua vào cổ phiếu trên sàn.

IPO VCB: ít cửa để "lướt sóng"

Theo một số chuyên gia chứng khoán, một trong những yếu tố khiến khối lượng đăng ký mua cổ phần VCB của NĐT thấp hơn nhiều so với kỳ vọng là do trước thời điểm đăng ký, quá nhiều thông tin dự báo giá đấu cổ phần VCB sẽ đạt mức cao. Nhiều NĐT cá nhân lo ngại và không đăng ký tham gia. Tuy nhiên, theo nhà phân tích chứng khoán Lê Đạt Chí, tác nhân chủ yếu của hiện tượng này là yếu tố đầu cơ đối với cổ phần VCB không có hoặc rất ít. Thông thường, những nhà đầu cơ luôn tranh thủ bán sang tay ngay sau khi nhận được phiếu báo kết quả đấu giá để kiếm chênh lệch. Trong khi đó, đợt IPO của VCB hầu như không có sự nâng đỡ của thị trường, giá cổ phiếu trên sàn chính thức liên tục rớt, nên khả năng cổ phiếu của VCB sẽ tăng sau khi có kết quả IPO rất khó xảy ra.

Ngoài ra, với việc thắt chặt cho vay kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng hiện nay, các nhà đầu cơ sẽ khó tìm được nguồn vốn ngắn hạn để tham gia. "Nhưng yếu tố quan trọng nhất là khối lượng cổ phần đưa ra đấu giá của VCB khá lớn, các nhà đầu cơ sẽ không dám mạo hiểm..." - ông Chí nói. Đợt đấu giá cổ phần Bảo Việt đã là một kinh nghiệm "xương máu", hầu hết những tay đầu cơ đều thất bại, do giá cổ phần Bảo Việt sau thời điểm có kết quả đấu giá không những không tăng mà còn giảm mạnh.

Đăng ký đấu giá không cao

Kết quả đăng ký tham gia đấu giá mua cổ phần VCB, theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, tổng khối lượng đăng ký mua của nhà đầu tư là 122,2 triệu cổ phần, cao hơn khối lượng đưa ra bán của VCB chỉ có 24,7 triệu cổ phần.

TT

Các tin tức khác

>   Vinaconex thông báo Gặp gỡ các Cổ đông năm 2007 (24/12/2007)

>   Viconship Saigon tạm chia cổ tức năm 2007 (24/12/2007)

>   Giá bình quân của ĐNC đạt 14.176 đồng (24/12/2007)

>   C92 dự kiến tăng vốn điều lệ lên 36 tỷ đồng (24/12/2007)

>   Thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần Vietcombank (21/12/2007)

>   Cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho CTCP Chứng khoán Phố Wall (21/12/2007)

>   Cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu cho Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (21/12/2007)

>   Cảng Cát Lái thông báo ủy quyền quản lý sổ cổ đông (21/12/2007)

>   Cổ phần hoá DN viễn thông: Đẩy nhanh, vẫn bị chậm (21/12/2007)

>   Cổ phần hoá Vietcombank: 5 vấn đề cần làm rõ (21/12/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật