Thứ Sáu, 14/12/2007 10:48

Sở hữu trái phiếu Vietcombank: Quyết định sao cho có lợi?

Trong khi cả thị trường đang "nín thở" ngóng chờ đợt IPO của Vietcombank vào cuối tháng, thì nhiều NĐT nắm giữ trái phiếu  chuyển đổi của Vietcombank đang đắn đo giữa quyết định bán đi hay giữ lại để thực hiện quyền ưu đãi  mua CP phổ thông.

Trái chủ bị thiệt

Trái phiếu (TP) chuyển đổi của Vietcombank được phát hành ngày 26.12.2005 và đáo hạn vào 26.12.2012, với lãi suất cố định 6%/năm, mệnh giá 100.000 đồng. Ngày 28.7.2006, trái phiếu này được niêm yết và chính thức giao dịch trên SGDCK TPHCM với mã giao dịch VCB1_105. Đây là loại TP không được phép chuyển đổi trực tiếp  thành CP,  mà người mua TP chỉ được quyền ưu tiên mua CP phổ thông khi VCB CPH.

Thông tin về đợt CPH Vietcombank cho biết ngày 25.12 - một ngày trước IPO sẽ là hạn cuối cùng chốt danh sách trái chủ đăng ký chuyển đổi TP. Chỉ những trái chủ có tên trong danh sách tại ngày chốt này - do tổ chức lưu ký xác nhận mới được quyền ưu đãi mua CP VCB. Nếu trái chủ không đăng ký thực hiện quyền thì mặc nhiên mất quyền ưu đãi mua CP, nhưng vẫn được giữ nguyên các quyền lợi khác liên quan đến TP theo quy định của pháp luật và của VCB. Từ ngày 26.12 tới, TP tăng vốn chính thức huỷ niêm yết.

Giá chuyển đổi TP là mức đấu giá thành công bình quân thực tế hình thành từ cuộc đấu giá. Nhưng theo dự kiến của lãnh đạo VCB, để xác định được mức giá đấu bình quân thực tế phải mất gần 1 tháng sau khi đợt đấu giá kết thúc. Do đó dự kiến ngày thực hiện quyền chuyển đổi sẽ phải lùi đến cuối tháng 1.2008.

Như vậy so với NĐT tham gia đấu giá cổ phần, các trái chủ phải chịu thiệt thòi về thời gian thực tế để được sở hữu cổ phần từ TP chuyển đổi. Trong thời gian xác định giá đấu bình quân thực tế, NĐT vẫn được hưởng lãi TP theo quy định.

Một bất lợi khác đối với NĐT nắm giữ TP chuyển đổi là hệ số chuyển đổi  phụ thuộc vào kết quả IPO. Giá chuyển đổi càng cao thì hệ số chuyển đổi TP thành CP càng thấp, càng thiệt cho NĐT.

Hơn nữa, Vietcombank được đánh giá là NH tốt nhất trong khối NH quốc doanh, nên mức giá trúng thầu dự báo sẽ ở mức cao. Như vậy, kỳ vọng vào hệ số chuyển đổi từ TP cao của các trái chủ là rất mong manh.

Với mức giá khởi điểm 100.000 đồng/cổ phần và giá hiện tại của VCB1_105 đang giao dịch trên thị trường 100.000 đồng, thì hệ số chuyển đổi cao nhất là 1 TP đổi được 1 CP - một hệ số rất thấp so với hệ số chuyển đổi TP của nhiều NH khác.

NĐT quyết định như thế nào?

Như phân tích ở trên, tỉ lệ chuyển đổi tối đa của TP tăng vốn Vietcombank là 1:1, trong khi rất nhiều tổ chức, ví dụ SSI phát hành TP chuyển đổi với hệ số chuyển đổi rất cao: 1 TP đổi được 10 CP. Nhìn vào sự so sánh này, càng làm cho NĐT nắm giữ TP cảm thấy khó khăn hơn trong quyết định của mình, khi chưa dự đoán được đợt IPO Vietcombank sắp tới sẽ diễn ra như thế nào.

Có hai trường hợp xảy ra đối với NĐT đang nắm giữ TP chuyển đổi:

Thứ nhất, đối với NĐT có niềm tin và kỳ vọng giá CP của VCB sau IPO tăng vượt qua mức giá đấu bình quân thực tế, họ sẽ nắm giữ TP để được hưởng ưu đãi mua cổ phần phổ thông. Và như vậy, họ sẽ thu được lợi nhuận chênh lệch từ giá CP.  Đây là trường hợp được nhiều NĐT lựa chọn.

Thứ hai, đối với nhóm NĐT ngại rủi ro hơn, họ chưa chắc chắn rằng giá của VCB sẽ tăng sau đấu giá, thậm chí có khả năng giảm, họ sẽ quyết định bán đi trước khi đến ngày chốt danh sách trái chủ. Hoặc họ quyết định không thực hiện quyền mua CP và có ý định nắm giữ lâu dài chờ đến thời gian đáo hạn.Với quyết định này, họ sẽ bảo toàn được vốn gốc và hưởng lãi 6%/năm. Nhưng trường hợp này ít xảy ra, vì lãi suất của TP này thấp hơn so với nhiều TP khác.

Thực tế, từ khi có thông tin chính thức về ngày IPO Vietcombank, giao dịch trái phiếu VCB1_105  có phần sôi động hơn. Trong phiên giao dịch ngày 4.12, khối lượng giao dịch VCB1_105 đạt 25.100 TP, với giá trị giao dịch trên 2,5 tỉ đồng.

 LĐ

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu OTC vẫn trong cơn bĩ cực (14/12/2007)

>   Kết quả IPO Vietcombank sẽ không tác động lớn (14/12/2007)

>   Phê duyệt kế hoạch CPH của Vietnam Airlines (13/12/2007)

>   Cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu cho CTCP Ngân Sơn (13/12/2007)

>   Cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu cho CTCP Cavico Việt Nam khai thác mỏ và xây dựng (13/12/2007)

>   Xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Licogi 18 (13/12/2007)

>   Vietcombank và đầu cơ (13/12/2007)

>   Thông báo bán đấu giá cổ phần CTCP Gạch Tuynel Kiên Giang (13/12/2007)

>   Cổ phần hóa DNNN: Nợ xấu là lực cản chính (13/12/2007)

>   Bệnh viện tự chủ, tự quản? (13/12/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật