NTL: Bài giới thiệu niêm yết lần đầu
Ngày 06/12/2007, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã cấp Quyết định số 164/QĐ-SGDHCM cho phép Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (LIDECO) niêm yết cổ phiếu phổ thông trên SGDCK Tp.HCM. Theo kế hoạch ngày 21/12/2007, LIDECO sẽ chính thức giao dịch. Như vậy, LIDECO đã trở thành công ty thứ 135 niêm yết cổ phiếu trên SGDCK Tp.HCM với mã chứng khoán là NTL.
1. Giới thiệu sơ lược về công ty:
LIDECO tiền thân là Xí nghiệp Xây dựng Từ Liêm được thành lập từ năm 1974 sau đó sáp nhập thêm Xí nghiệp Vận tải thủy và Xí nghiệp Gạch Từ Liêm. Năm 2004, Công ty chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ là 6,8 tỷ đồng, hiện nay Công ty đã tăng vốn lên 82 tỷ đồng.
Công ty hoạt động trong các lĩnh vực như đầu tư phát triển và kinh doanh khai thác các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở và khu công nghiệp; Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp; Cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng công trình : Quản lý dự án, lập dự án đầu tư, thiết kế xây dựng công trình, kiểm định chất lượng công trình và thiết bị xây dựng; Kinh doanh bất động sản; Kinh doanh các dịch vụ khu đô thị và khu công nghiệp; Khai thác vật liệu xây dựng; Nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ xây dựng.
Tại thời điểm 22/11/2007, công ty có trên 200 cổ đông, cổ đông trong công ty sở hữu 39,54%, còn lại là cổ đông ngoài công ty trong đó cổ đông nước ngoài sở hữu 2,44% vốn điều lệ.
2. Hoạt động kinh doanh:
Công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu trên hai lĩnh vực xây lắp và kinh doanh nhà, trong đó hoạt động kinh doanh nhà ngày càng phát triển, đặc biệt trong năm 2006 đã mang lại 75,75% doanh thu và 98,07% lợi nhuận cho Công ty. Kết quả này chứng tỏ tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn của Công ty đã đầu tư sâu vào lĩnh vực kinh doanh nhà, triển khai các dự án từ những năm trước để kịp thời đón bắt nguồn cầu về nhà đất tăng vọt trong những năm gần đây.
Cơ cấu doanh thu, lợi nhuận qua các năm như sau:
ĐVT: triệu đồng
Tên sản phẩm, dịch vụ |
Năm 2005 |
Năm 2006 |
9 tháng đầu năm 2007 |
Doanh thu thuần |
Tỷ trọng DTT (%) |
Lợi nhuận |
Tỷ trọng LN (%) |
Doanh thu thuần |
Tỷ trọng DTT (%) |
Lợi nhuận |
Tỷ trọng LN (%) |
Doanh thu thuần |
Tỷ trọng DTT (%) |
Lợi nhuận |
Tỷ trọng LN (%) |
HĐKD xây lắp |
51.475 |
42,6 |
551 |
1,90 |
47.557 |
25,25 |
2.016 |
1,93 |
25.301 |
16,19 |
610 |
1,40 |
HĐKD nhà |
69.261 |
57,4 |
28.527 |
98,10 |
148.581 |
75,75 |
102.392 |
98,07 |
130.963 |
83,81 |
42.848 |
98,6 |
Tổng |
120.736 |
100 |
29.078 |
100 |
196.138 |
100 |
104.408 |
100 |
156.264 |
100 |
43.458 |
100 |
Kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm gần nhất:
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu |
Năm 2005 |
Năm 2006 |
% tăng giảm(*) |
9 tháng đầu năm 2007 |
Tổng giá trị tài sản
Doanh thu thuần
Lợi nhuận từ HĐKD
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ lệ trả cổ tức trên vốn điều lệ |
260.865.750.014
120.736.922.359
30.358.962.347
293.990.567
30.652.952.914
29.078.968.776
40% |
394.696.526.657
196.138.203.781
104.472.673.304
(63.992.213)
104.408.681.091
104.408.681.091
60% |
151,30
162,45
344,12
(21,77)
340,62
359,05
150,00 |
502.013.027.769
156.264.066.933
44.730.432.882
71.825.466
44.802.258.348
38.529.942.179
|
Các số liệu trên đây cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm 2005-2006 và 9 tháng đầu năm 2007 có bước tăng trưởng khá mạnh, lợi nhuận của năm 2006 tăng 259% so với năm 2005 và doanh thu thuần tăng 62,45%. Trong 9 tháng đầu năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty đã đạt 38 tỷ đồng (32,5% kế hoạch năm) và tăng 1.701 lần so với 9 tháng đầu năm 2006. Trong ba năm vừa qua kể từ khi Công ty cổ phần hóa, mặc dù chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nhưng tỷ suất sinh lời của Công ty vẫn duy trì ở mức khá cao và không ngừng tăng trưởng. Theo công ty trình bày, đạt được kết quả trên là nhờ một số nguyên nhân như: công ty đã tăng vốn từ 6,8 tỷ lên 82 tỷ đồng tạo ra năng lực tài chính mới và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường; Công ty rất chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý đồng thời đưa ra các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, cung ứng đầy đủ các dịch vụ sau bán nhà, công tác thiết kế và giám sát kỹ thuật được chú trọng; Công ty đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng nhờ đó đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
3. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành:
Mặc dù mới cổ phần hoá từ năm 2004 nhưng đã sớm khẳng định vị thế của mình trên thị trường kinh doanh địa ốc. Bằng chính sách và đường lối phát triển đúng đắn, sự đoàn kết đồng lòng và sáng tạo của Ban lãnh đạo và CBCNV, phát huy khai thác thế mạnh của mình, Công ty đã vượt lên chiếm lĩnh một thị phần đáng kể, năm 2006 chiếm xấp xỉ 0,15% tổng giá trị thị trường. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của Công ty đều đạt mức cao so với mức trung bình ngành trong 2 năm qua.
4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức:
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Chỉ tiêu |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
Tổng cộng |
1 |
Giá trị sản lượng |
402.196 |
800.629 |
1.083.262 |
1.472.903 |
3.758.990 |
2 |
Doanh thu |
309.074 |
726.753 |
983.511 |
1.395.121 |
3.414.460 |
3 |
Lợi nhuận trước thuế |
135.769 |
300.560 |
353.264 |
363.806 |
1.153.398 |
4 |
Lợi nhuận sau thuế |
116.761 |
258.481 |
254.350 |
261.940 |
891.533 |
5 |
Dự kiến trích quỹ |
|
10.000 |
12.000 |
|
|
6 |
Dự kiến cổ tức/vốn điều lệ |
30% |
30% |
30% |
30% |
30% |
Với quan hệ thuận chiều giữa nền kinh tế và ngành xây dựng thì sự phát triển lạc quan của nền kinh tế sẽ kéo theo một bức tranh sáng sủa về triển vọng phát triển ngành xây dựng, đầu tư bất động sản trong tương lai. Theo Chiến lược đô thị hóa của Nhà nước, nhu cầu xây dựng nhà ở đến năm 2010 phải đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân 10-12 m2/người và đến năm 2020 là 18-20m2/người, xây dựng các công trình phục vụ công cộng, bảo đảm dành từ 3-5m2 đất/người. Theo xu hướng trên nhu cầu về nhà ở của Thủ đô Hà nội trong những năm tới còn rất lớn, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững và ổn định của Công ty.
Để thực hiện kế hoạch đề ra, Công ty tập trung phát triển, đầu tư các dự án khu đô thị sau:
Dự án Khu đô thị mới Dịch Vọng
Dự án Khu đô thị mới phía bắc quốc lộ 32, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây
Dự án Khu đô thị Hoà Sơn, Lương Sơn, Hoà Bình
Dự án Khu nhà ở bán X3 giai đoạn II tại khu vực Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội
Dự án khu nhà ở dành cho người thu nhập thấp X2 tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Dự án nhà chung cư CT1 Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội
Dự án Đầu tư tổ hợp văn phòng, siêu thị thương mại tại 1A Láng Hạ, Hà Nội do CTCP Đầu tư Láng Hạ làm chủ đầu tư (LIDECO góp 5% vốn điều lệ)
Dự án Khu đất đấu giá phía Bắc đường Trần Hưng Đạo, xã Sủ Ngòi, thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Các dự án chuẩn bị đầu tư: công ty đang tập trung đề xuất để được phép đầu tư một số dự án sau:
Dự án Khu đô thị mới với diện tích 100ha tại huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
Dự án đầu tư các hạng mục Khu đô thị Xuân Phương tại huyện Từ Liêm, Hà Nội. Công ty có nhiều khả năng trúng thầu một số hạng mục dự án này do có lợi thế trụ sở thuộc địa bàn huyện quản lý và trước đây Công ty là một đơn vị trực thuộc UBND huyện Từ Liêm.
Công ty dự định xin làm chủ đầu tư các khu đô thị lớn như: Khu đô thị Thăng Long North Bridge tại Kim Chung- Đông Anh, Hà Nội
5. Các nhân tố rủi ro:
Rủi ro đặc thù: Trong hoạt động xây dựng cơ bản, thời gian thi công của các công trình thường kéo dài, việc nghiệm thu, bàn giao được thực hiện từng phần và tại Việt Nam hiện nay việc giải ngân vốn thường chậm, quá trình hoàn tất hồ sơ thi công cũng như thống nhất phê duyệt quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu thường mất rất nhiều thời gian. Do vậy, đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của các công ty xây dựng, đặc biệt là tình hình công nợ phải thu, phải trả và dòng tiền hoạt động.
Rủi ro cạnh tranh: Hiện nay, trên địa bàn cả nước có khoảng hơn 10.700 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh, khai thác nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp. Đặc biệt khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận đang tập trung rất nhiều doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp này đều là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng sẽ chịu sức ép cạnh tranh từ lực lượng các tổ chức nước ngoài có tiềm năng to lớn về tài chính, công nghệ và nhân lực đang đầu tư vào Việt Nam.
Ngoài ra Công ty còn chịu những rủi ro về kinh tế, lạm phát, luật pháp, và những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, địch họa …
HoSE
|