MPC: Bài giới thiệu niêm yết lần đầu
Ngày 13/12/2007, SGDCK Tp.HCM đã cấp quyết định số 175/QĐ-SGDHCM chấp thuận cho CTCP Thủy hải sản Minh Phú niêm yết cổ phiếu phổ thông trên SGDCK Tp.HCM. Theo kế hoạch ngày 20/12/2007, CTCP Thủy hải sản Minh Phú sẽ chính thức giao dịch trên SGDCK Tp.HCM. Như vậy, CTCP Thủy hải sản Minh Phú đã trở thành công ty thứ 134 niêm yết cổ phiếu trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán là MPC.
1. Giới thiệu sơ lược về công ty
CTCP Thủy hải sản Minh Phú tiền thân là Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú, được thành lập năm 1992 với số vốn điều lệ ban đầu là 120 triệu đồng. Đến 12/05/2006, Công ty XNK Thủy sản Minh Phú TNHH chính thức chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với 5 công ty con mà Minh Phú nắm quyền chi phối là Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Quí (Minh Phú nắm 97,5% vốn điều lệ), Công ty TNHH chế biến Thủy sản Minh Phát (Minh Phú nắm 95% vốn điều lệ), Công ty TNHH sản xuất giống thuỷ sản Minh Phú (Minh Phú nắm 98,5% vốn điều lệ), Công ty TNHH Thủy hải sản Minh Phú – Kiên Giang (Minh Phú nắm 99,1% vốn điều lệ), Công ty TNHH Chế biến thủy sản Minh Phú (Minh Phú nắm 100% vốn điều lệ) và 3 công ty liên kết là Mseafood (Cổ đông sáng lập của Minh Phú nắm 100% vốn điều lệ), Công ty Cổ phần Hạ tầng Sài Gòn Cà Mau (vốn điều lệ 50 tỷ đồng, Minh Phú nắm 5%), và Công ty Cổ phần Dầu khí Vũng Tàu (vốn điều lệ 90 tỷ đồng, Minh Phú nắm 35,5%). Đến nay, mức vốn điều lệ của Minh Phú là 700 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực Chế biến, xuất khẩu hàng thủy sản; Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu về chế biến hàng xuất khẩu; Nhập máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu; Sản xuất kinh doanh giống thủy sản; Kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, thi công, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
2. Hoạt động kinh doanh
Minh Phú là Công ty chuyên kinh doanh về thủy sản. Mặt hàng chính của Công ty là tôm đông lạnh. Các sản phẩm chủ lực của công ty bao gồm tôm tươi (RPTO IQF ,RPD IQF , HLSO Block , HLSO IQF , EZP IQF…); tôm hấp (CPTO IQF , CPD IQF , CEZP …); Mặt hàng cao cấp (tôm Nobashi). Bên cạnh đó, Công ty còn sản xuất tôm xiên que, xẻ bướm, tôm ring, tôm bột, Sushi…Sản phẩm của Minh Phú có mặt tại các thị trường lớn của thế giới như Nhật Bản, Canada, EU, Australia và New Zealand. Ngoài ra, trong năm 2005, Công ty đã thâm nhập vào các thị trường mới như: Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc. Tới năm 2006, Công ty tiếp tục mở ra thị trường Bồ Đào Nha, Bỉ và hướng tới thị trường Đông Âu. Sang năm 2007, Công ty tiếp tục giữ vững các thị trường cũ và mở rộng sang một số nước khác ở Châu Âu và Trung Đông.
Kết quả HĐKD của Công ty mẹ Minh Phú năm 2005, 2006 và 9 tháng đầu năm 2007
Chỉ tiêu |
Năm 2005 |
Năm 2006 |
% tăng giảm |
9 tháng đầu năm 2007 |
Tổng tài sản |
584.663.571.513 |
918.818.026.175 |
57,15% |
1.978.734.725.250 |
Doanh thu thuần |
2.376.868.774.903 |
1.829.428.105.849 |
-23,03% |
2.453.706.729.584 |
Lợi nhuận từ HĐKD |
56.822.424.731 |
40.872.223.571 |
-28,07% |
105.274.112.503 |
Lợi nhuận khác |
3.812.239.874 |
3.927.692.075 |
3,03% |
1.857.095.222 |
Lợi nhuận trước thuế |
60.634.664.605 |
44.799.915.646 |
-26,12% |
107.131.207.725 |
Lợi nhuận sau thuế |
54.571.198.145 |
38.858.706.161 |
-28,79% |
100.345.871.302 |
Tỷ lệ cổ tức (%) |
- |
10% |
|
- |
Chỉ tiêu |
Năm 2005 |
Năm 2006 |
% tăng /giảm |
Tổng tài sản |
1.538.036.545.942 |
1.033.174.744.661 |
-32,83% |
Doanh thu thuần |
4.091.534.027.473 |
1.352.531.519.953 |
-66,94% |
Lợi nhuận từ HĐKD |
209.068.332.959 |
84.508.708.330 |
-59,58% |
Lợi nhuận khác |
3.903.291.359 |
3.899.571.737 |
-0,1% |
Lợi nhuận trước thuế |
212.660.041.931 |
88.408.280.067 |
-58,43% |
Lợi nhuận sau thuế |
193.697.350.906 |
78.148.245.328 |
-59,65% |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
Giá trị |
% tăng giảm so với 2007 |
Giá trị |
% tăng giảm so với 2008 |
Giá trị |
% tăng giảm so với 2009 |
1- Vốn điều lệ (tỷ đồng ) |
Tỷ đồng |
700 |
850 |
21,43 |
1.000 |
17,65 |
1.200 |
20,00 |
2- Sản lượng chế biến xuất khẩu |
Tấn |
15.000 |
16.800 |
12,00 |
46.800 |
178,57 |
76.800 |
64,10 |
3- Giá trị xuất khẩu |
Triệu USD |
150 |
180 |
20 |
255 |
41,67 |
330 |
29,41 |
4- Diện tích nuôi tôm |
Ha |
250 |
750 |
200 |
1.250 |
66,67 |
2.250 |
80,00 |
5- Diện tích nuôi cá |
Ha |
|
50 |
|
100 |
100,00 |
200 |
100,00 |
6- Doanh thu bán hàng |
Tỷ đồng |
2.406 |
2.905 |
20,74 |
4.107 |
41,38 |
5.311 |
29,32 |
7- Lợi nhuận trước thuế |
Tỷ đồng |
227 |
340 |
49,78 |
500 |
47,06 |
780 |
56,00 |
8- Lợi nhuận sau thuế |
Tỷ đồng |
213,.67 |
317 |
48,36 |
459 |
44,79 |
731 |
59,26 |
9- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DT |
% |
8,88 |
10,91 |
22,88 |
11,18 |
2,42 |
13,76 |
23,16 |
10- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn ĐL |
% |
30,52 |
37,29 |
22,18 |
45,90 |
23,08 |
60,92 |
32,72 |
11- Thu nhập BQ/CP |
Đồng |
3.052 |
3.729 |
22,18 |
4.590 |
23,09 |
6.092 |
32,72 |
Nguồn: Công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú
Theo nhận định của tổ chức tư vấn - SSI thì kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty là có tính khả thi nếu không có những biến động ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp
5. Các nhân tố rủi ro:
Rủi ro về kinh tế
Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt tốc độ phát triển cao: năm 2002 đạt 7,1%, năm 2003 đạt 7,3%, năm 2004 đạt 7,7%, 2005 đạt 8,4% và năm 2006 đạt gần 8,2% Đây chính là một nhân tố thuận lợi đối với ngành thực phẩm chất lượng cao. Hoạt động trong ngành sản xuất tôm, khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người. Khi thu nhập của người dân tăng trưởng cao, nhu cầu đối với thực phẩm có nguồn gốc thủy sản cũng tăng lên nhanh chóng và ngược lại.
Rủi ro về luật pháp
Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa thật sự hoàn chỉnh và có nhiều quy định chồng chéo. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa luật Việt Nam và luật nước ngoài cũng là một nhân tố rủi ro với Công ty, đặc biệt các quy định về chống bán phá giá.
Rủi ro về thị trường
Thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, đây là thị trường khó tính và có nhiều biến động. Những quy định về chất lượng ngày càng cao của sản phẩm nhập khẩu vào EU, Mỹ, các rào cản về thuế, ký quỹ v.v… là những nhân tố có thể làm thu hẹp thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Rủi ro kinh doanh
Rủi ro về nguyên vật liệu: Khai thác thuỷ sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết tự nhiên. Nguồn nguyên liệu nuôi trồng thường bị tình trạng tôm chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường sinh thái biến động, con giống nhiễm bệnh v.v…, ảnh hưởng tới hoạt động thu mua của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty phải đối đầu với sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu từ các đơn vị khác, ảnh hưởng đến giá cả nguyên liệu và tình hình ổn định sản xuất của Công ty. Hiện nay, Công ty đang đầu tư dự án sản xuất tôm giống, cá giống và dự án nuôi tôm, cá nguyên liệu theo công nghệ mới với vốn đầu tư lớn. Đây là rủi ro lớn đối với Công ty.
Rủi ro về tổ chức sản xuất: Nhân lực là một yếu tố quan trọng trong tổ chức sản xuât. Ngành thủy sản là ngành cần nguồn nhân lực lớn với sự biến động về nguồn cung ứng lao động luôn luôn diễn ra ở mức độ cao.
Rủi ro tỷ giá
Công ty thường xuyên phải đối mặt với rủi ro tỷ giá do doanh thu chủ yếu tới từ xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ, thu về ngoại tệ. Nếu đồng USD yếu đi, doanh thu của Công ty sẽ sụt giảm, gây nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Rủi ro khác
Một số rủi ro khác mang tính bất khả kháng, tuy ít có khả năng xảy ra nhưng nếu có thì sẽ tác động lớn đến tình hình kinh doanh của Công ty, đó là những rủi ro về hỏa hoạn, thiên tai, chiến tranh hay dịch bệnh hiểm nghèo v.v… .
HoSE
|