Thứ Ba, 11/12/2007 07:14

Cổ phiếu VCB dưới mắt chuyên gia

Sự kiện Ngân hàng Ngoại  thương Việt Nam (VCB) IPO vào ngày 26.12 với giá khởi điểm "10 chấm" đang thu hút sự quan tâm rất lớn của không chỉ các nhà đầu tư (NĐT) mà cả các chuyên gia tài chính.

Trao đổi với Thanh Niên, thạc sĩ Đinh Thế Hiển - Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng -  nhận định:

Thông thường các quỹ đầu tư lớn sẽ đề nghị mua với giá thấp hơn so với giá thị trường vì họ sẽ chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ quản trị và nắm giữ cổ phiếu (CP) trong một thời gian dài. Giá 5 - 6 "chấm" có thể là quá thấp so với quan điểm của nhiều người nhưng nếu định giá CP VCB bằng phương pháp so sánh P/E (thị giá trên thu nhập của CP - PV) hay phương pháp dòng tiền chiết khấu thì kết quả cho thấy giá VCB dao động trong khoảng từ 50.000 - 70.000 đồng/CP. Chỉ số P/E bình quân của các ngân hàng (NH) có quy mô vừa trở lên hiện nay chỉ vào khoảng 20, trong đó ACB có P/E cao nhất là 26,6. Như vậy nếu VCB được xem là ngân hàng đầu ngành mạnh nhất, có P/E là 40 tức gấp đôi P/E bình quân ngành và cao hơn 50% so với ACB thì giá sẽ là EPS (VCB) x 40 = 1333 x 40 = 54.000 đồng/CP. Còn lấy theo EPS (thu nhập trên mỗi CP - PV) của năm 2008 thì giá sẽ là 70.000 đồng/CP. Như vậy giá đề nghị của các quỹ đầu tư là có cơ sở.

Nhiều người cho rằng mức giá này là thấp, không thể giá CP của một NH số 1 Việt Nam lại chỉ ngang với giá những ngân hàng có quy mô và thương hiệu không bằng.  Tôi nghĩ là đang có một sự nhầm lẫn khi có ai đó nghĩ rằng một công ty lớn và vững mạnh thì giá CP phải luôn cao hơn CP các công ty nhỏ hơn. Giá trị CP không chỉ phụ thuộc vào tầm vóc và danh tiếng kinh doanh của công ty mà còn phụ thuộc vào cơ cấu vốn, khả năng đem lại lợi nhuận trên đồng vốn của cổ đông. Rõ ràng giá của Công ty Khoáng sản Bình Định cao hơn nhiều so với Đạm Phú Mỹ nhưng không ai nghĩ Đạm Phú Mỹ có tầm vóc và thương hiệu thấp hơn.

Tương tự nếu Tổng công ty Điện lực có giá CP thấp hơn một công ty CP thủy điện địa phương nhưng chắc chắn không ai thắc mắc và chẳng bao giờ nghĩ danh tiếng của Tổng công ty Điện lực lại thấp hơn. Giá CP của VCB không thể cao hơn ACB do quy mô vốn của VCB quá lớn và khả năng tăng trưởng về vốn và lợi nhuận sẽ có tốc độ chậm hơn so với một số NH có quy mô nhỏ hơn. Nhiều người nghĩ VCB đang có tầm vóc lớn hơn nhiều so với các NH khác và tương lai càng gia tăng, trong khi thực tế thì khả năng ngược lại dễ xảy ra hơn. Thí dụ quy mô nền kinh tế Thái Lan đang lớn hơn khá nhiều so với Việt Nam và Thái Lan sẽ còn tiếp tục tăng trưởng, nhưng chắc chắn khoảng cách ngày càng rút ngắn bởi vì khả năng tăng trưởng của nền kinh tế nhỏ sẽ cao hơn nhiều so với nền kinh tế đã khai thác hết các năng lực của mình.

* Ông dự đoán giá đấu bình quân của VCB là bao nhiêu?

- Tất nhiên giá trên thị trường không hoàn toàn giống như giá phân tích bởi vì còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và số lượng chào bán. VCB là một CP rất tốt theo quan điểm dài hạn, số lượng chào bán cũng không nhiều do vậy giá 10 "chấm" sẽ hấp dẫn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên nếu nhà đầu tư tham gia đấu giá theo quan điểm lướt sóng, sẵn sàng bỏ giá cao để hy vọng mua được và bán lại với giá cao hơn thì hãy dè chừng, vì trong ngắn hạn khó có sự đột biến tăng giá của VCB, và giá hợp lý dao động trong khoảng 11 - 12 "chấm", và tôi cho rằng đây là giá đấu bình quân trong đợt IPO này.

* Mức giá 11 - 12 "chấm" như ông dự đoán liệu có tác động làm giảm giá các CP ngân hàng khác?

- Nhiều nhà đầu tư cho rằng giá VCB sẽ là cơ sở quy chiếu cho giá CP các NH khác, và các nhà đầu tư sẽ cuốn hút vào cổ phiếu VCB với lượng tiền lớn sẽ làm giảm cầu CP các NH khác và hệ quả là giá sẽ giảm. Chúng ta không phủ nhận VCB có một sức thu hút, nhưng nhận định như trên là rất phiến diện. Mỗi NH có một giá trị riêng và có những tiềm năng riêng, tùy theo phân tích và chiến lược của nhà đầu tư mà có sự chọn lựa. Chúng ta cũng có thể lập luận về việc nhà đầu tư chấp nhận mua CP của VCB với giá như trên do VCB là một NH hàng đầu, có thị phần lớn, và sẽ mang lại cho các cổ đông những hiệu quả cao trong tương lai.

Tuy nhiên nếu nhìn trên phương diện đầu tư chứng khóan, thì do vốn điều lệ của VCB đã là 15.000 tỉ đồng, khả năng tăng vốn thêm là rất hạn chế, còn các NH như ACB, Eximbank, TCB... thì vốn điều lệ chỉ mới khoảng 2.000 - 3.000 tỉ đồng, còn khả năng phát hành thêm vốn lớn, tức là cổ đông sẽ có cơ hội được hưởng quyền mua CP, đây là yếu tố rất hấp dẫn giúp tăng giá CP. Còn nếu xét về khả năng phát triển và cạnh tranh trong kinh doanh thì hiện nay các NH cổ phần đang đẩy mạnh hệ thống chi nhánh; ACB và STB đã nhanh tay trong việc phục vụ tài khoản lưu ký của khách hàng công ty chứng khoán theo quy định mới của UBCKNN; Eximbank có đối tác nước ngoài là Sumitomo, TCB có đối tác là HSBC... đều là những NH hàng đầu thế giới thì lĩnh vực dịch vụ ngoại hối và thanh toán xuất nhập khẩu của VCB cũng sẽ bị cạnh tranh quyết liệt. Như vậy cũng không chắc rằng VCB sẽ có hiệu quả cao hơn nhiều so với các NH đã có CP giao dịch trên thị trường. Do đó tôi tin rằng giá CP của các NH khác khó bị giảm vì ảnh hưởng của VCB.

TN

Các tin tức khác

>   Giá đất lên, coi chừng bị lật lọng ! (11/12/2007)

>   Sắp xếp lại nhiều doanh nghiệp nhà nước (11/12/2007)

>   62 công ty chứng khoán làm đại lý đấu giá VCB (11/12/2007)

>   Thêm 2 Cty được chấp thuận niêm yết (10/12/2007)

>   Xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Miền Đông (10/12/2007)

>   Về việc phát hành cổ phiếu của CTCP Nông dược Hai (10/12/2007)

>   Xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Sông Đà – Thăng Long (10/12/2007)

>   Thị trường lo ngại Vietcombank IPO giá thấp (10/12/2007)

>   Bán đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty Cao su Phước Hòa (10/12/2007)

>   Thông báo đấu giá bán cổ phần của Công ty Liên doanh Bao bì Hà Tiên (10/12/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật