Thứ Ba, 18/12/2007 13:49

Chưa công bằng trong việc thông tin khi CPH DNNN

Đó là quan điểm của ông Trần Đình Cường, Phó tổng giám đốc Công ty Kiểm toán Ernst & Young. Theo ông Cường, CPH DNNN đang trong giai đoạn nước rút, các DN thuộc diện CPH hiện nay đều có quy mô lớn, tài chính tương đối phức tạp, để CPH các DN này thành công còn rất nhiều việc phải làm.

Có ý kiến cho rằng, một trong những hạn chế lớn nhất của tiến trình CPH DNNN thời gian qua đó là khép kín, thiếu minh bạch và thiếu tính thị trường. Ông có đồng tình với quan điểm này?

Đúng là như vậy. Nguồn gốc của thực trạng CPH khép kín, thiếu minh bạch, thiếu tính thị trường là xung đột lợi ích giữa người bán (chủ sở hữu Nhà nước) và người mua (các nhà đầu tư, bao gồm cả cán bộ lãnh đạo và các cá nhân trong DNNN). Thực trạng này không chỉ gây thất thoát, thiệt hại tài sản của Nhà nước, mà còn gây nhiều tổn thất và bức xúc đối với nhà đầu tư.

Theo tôi, cần phải công khai và minh bạch hóa thông tin về CPH và đảm bảo tính độc lập về lợi ích của mọi cá nhân tham gia thực hiện CPH; thống nhất và chuyên nghiệp hóa tổ chức chịu trách nhiệm về công tác CPH DNNN; xây dựng các quy chế đảm bảo tính độc lập về lợi ích của các pháp nhân, cá nhân tham gia thực hiện CPH; minh bạch hóa thông tin về CPH, đặc biệt là thông tin liên quan tới giá trị DN, thực trạng tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của DN trong 3 năm gần nhất, phương án xử lý thặng dư vốn, kế hoạch kinh doanh trong tương lai… Các thông tin này nên được kiểm chứng bởi công ty kiểm toán độc lập, có uy tín để nâng cao độ tin cậy khi được công bố với các nhà đầu tư tiềm năng; xây dựng các quy chế về tuyển, thuê và quản lý tư vấn CPH, bao gồm cả quy định về bảo lãnh phát hành, phí dịch vụ gắn với kết quả phát hành…

Để định giá DN một cách khách quan, đảm bảo tính thị trường cần một hệ thống văn bản pháp quy hoàn chỉnh, trong khi một loạt DN lớn đang chuẩn bị CPH. Làm thế nào giải quyết được mâu thuẫn này, thưa ông?

Đúng là hệ thống văn bản pháp quy của chúng ta về vấn đề này còn một số bất cập, nhất là chưa đi sát thực tế về giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thương hiệu của DN. Tuy nhiên, hiện trên thế giới cũng chưa có phương pháp định giá tuyệt đối hoàn chỉnh hoặc hoàn hảo. Việc Nhà nước quy định bán đấu giá công khai cổ phần của DNNN đã phần nào khắc phục được những điểm chưa hoàn chỉnh trong phương pháp xác định giá trị DN, góp phần thị trường hóa giá trị DN.

Theo tôi, cần chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng công tác định giá DNNN CPH, cần chú trọng đánh giá giá trị thị trường của DN, chứ không phải giá trị tài sản cố định của DN. Ngoài ra, cũng cần lưu ý tới các tài sản đặc thù của DN như: giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển… Đối với các DNNN có quy mô lớn, nên ký hợp đồng với tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, có uy tín để tiến hành xác định giá trị DN.

Làm thế nào để thực hiện công bằng trong việc bán tài sản nhà nước, giảm thiểu sự thất thoát tài sản trong CPH, thưa ông?

Theo tôi, công bằng trong CPH được thể hiện ở sự cân xứng thông tin giữa người bán và người mua. Để đạt được điều này, cần có sự tham gia tích cực của các tổ chức tư vấn, tài chính trung gian và độc lập. Thông tin về CPH, đặc biệt là thông tin liên quan tới giá trị DN cần được công khai, minh bạch và dễ tiếp cận. Mọi đối tượng tham gia mua cổ phần đều có quyền tiếp cận các thông tin đó, nghĩa là họ đều có quyền định giá DN để đưa ra các mức giá mà mình cho là hợp lý khi tham gia đấu giá. Đồng thời, Nhà nước và các đại diện chủ sở hữu của mình cũng cần biết rõ các thông tin này để có thể quyết định các giải pháp điều chỉnh, tái cơ cấu DN hoặc chấp nhận một giá bán hợp lý.

Các DN niêm yết hiện nay cần đổi mới hơn nữa cách quản trị DN thông qua việc bán bớt cổ phần do Nhà nước nắm giữ. Liệu có đạt được mục tiêu này khi mà cổ phần tại các DN được bán cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ - những người khó có cơ hội tham gia vào quản trị DN?

Rõ ràng, nếu Nhà nước nắm cổ phần chi phối thì các cổ đông còn lại ít có cơ hội tham gia vào quản trị DN. Khi tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong DN giảm xuống, cơ hội tham gia quản trị DN của các cổ đông còn lại sẽ tăng lên. Các cổ đông nhỏ lẻ nếu không tham gia trực tiếp vào quản trị DN có thể liên kết với các cổ đông khác hoặc ủy quyền cho các cổ đông có khả năng và kinh nghiệm về lĩnh vực này.

ĐTCK

Các tin tức khác

>   Vietcombank hay cổ phiếu trên sàn? (18/12/2007)

>   Đề nghị truy tố nguyên chủ tịch HĐQT và phó tổng giám đốc (18/12/2007)

>   Những thắc mắc về IPO Vietcombank (18/12/2007)

>   Indochina Capital mua 20% cổ phần của Ninomaxx (17/12/2007)

>   Thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần của NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SROK PHU MIÊNG IDICO (17/12/2007)

>   Chấp thuận nguyên tắc chào bán cổ phiếu của CTCP Bao bì và in nông nghiệp (17/12/2007)

>   VN sẽ có tập đoàn vận tải hàng không (17/12/2007)

>   PVD INVEST thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh Lần 3 (17/12/2007)

>   HAI thông báo trả cổ tức bằng cổ phiếu (17/12/2007)

>   Chuyện lao động, tiền lương sau cổ phần hóa (17/12/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật