Thứ Ba, 18/12/2007 13:47

Vietcombank hay cổ phiếu trên sàn?

Cuộc đấu giá Vietcombank làm hoạt động giao dịch của các ngân hàng ở khu "phố Wall" tại Sài Gòn tấp nập hẳn lên. Tại Ngân hàng BIDV từ giữa tuần trước, trong khi một nhà đầu tư đang nộp hơn 1 tỷ đồng để đấu giá Vietcombank thì một nhà đầu tư khác xuất hiện và đề nghị nhân viên giao dịch giúp đỡ để nộp 8 tỷ đồng tiền mặt. "Chị ở công ty nào?", nhân viên Ngân hàng hỏi. "Tôi là nhà đầu tư cá nhân", nhà đầu tư trả lời. 4 bao tải tiền được đặt lên xe đẩy đưa vào Ngân hàng.

Từ một tuần nay, nhà đầu tư bắt đầu đến ngân hàng để nộp tiền đấu giá Vietcombank. Một cán bộ của CTCK FPT cho rằng, nhà đầu tư cá nhân nên tham gia sự kiện này để cảm nhận được xu hướng của thị trường. Một số nhà đầu tư ở sàn chứng khoán Bảo Việt cho biết, lý do tham gia đấu giá Vietcombank vì đây là "hàng hiệu".

Theo thông tin từ CTCK Sài Gòn (SSI) cho biết, rất nhiều nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đăng ký tham gia IPO Vietcombank. Với kinh nghiệm ở các thị trường đi trước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài hiểu rằng, cổ phiếu các ngành như ngân hàng, dịch vụ phân phối… rất có tiềm năng. Tốt thì có tốt, nhưng do cổ phần Vietcombank được đánh giá là cơ hội đầu tư trong trung và dài hạn, nên một số nhà đầu tư khác lại cho biết, họ không tham gia cuộc đấu giá này vì giá khởi điểm hơi cao.

Theo khảo sát của phóng viên ĐTCK, các nhà đầu tư cá nhân tham gia đấu giá Vietcombank lần này đều rất thận trọng về mức giá sẽ bỏ. Cán bộ CTCK FPT khuyến cáo, nhà đầu tư nhỏ nên tính toán trước mức giá hợp lý để đấu, không nên chạy theo các tổ chức đầu tư. Đặc biệt, nên tính toán nguồn tiền để mua cổ phần Vietcombank trong trường hợp trúng đấu giá. Nếu đầu tư bằng vốn vay sẽ tạo sức ép lớn, bởi thực tế cuộc đấu giá Bảo Việt cho thấy, phải mất một thời gian dài sau khi đấu giá, ra mắt công ty, nhà đầu tư mới có sổ cổ đông để có thể giao dịch cổ phần trên thị trường.

Mặc dù Vietcombank công bố sẽ niêm yết trong quý II/2008 nhưng một số người tỏ ra chưa thật tin cậy về khả năng một DN lớn, chịu sự chi phối mạnh của cổ đông Nhà nước lại có thể bước một bước đi nhanh từ IPO đến niêm yết. Do đó, cổ phiếu Vietcombank sẽ phù hợp hơn với những nhà đầu tư theo tiêu chí dài hạn. Hiện một số nhà đầu tư nhìn nhận cơ hội mà đợt đấu giá cổ phần Vietcombank mang lại chính là cơ hội mua các cổ phiếu trên sàn, thời gian qua chịu sự tác động của sự kiện này nên giá giảm xuống mức mà chỉ số P/E chỉ còn trên dưới 20 lần. Nếu thị trường bị đè xuống quá sâu chắc chắn sẽ bật dậy và sự bật dậy này xuất phát chính từ nội tại thị trường, chứ không phải chỉ phụ thuộc vào ảnh hưởng của IPO Vietcombank.

ĐTCK

Các tin tức khác

>   Đề nghị truy tố nguyên chủ tịch HĐQT và phó tổng giám đốc (18/12/2007)

>   Những thắc mắc về IPO Vietcombank (18/12/2007)

>   Indochina Capital mua 20% cổ phần của Ninomaxx (17/12/2007)

>   Thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần của NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SROK PHU MIÊNG IDICO (17/12/2007)

>   Chấp thuận nguyên tắc chào bán cổ phiếu của CTCP Bao bì và in nông nghiệp (17/12/2007)

>   VN sẽ có tập đoàn vận tải hàng không (17/12/2007)

>   PVD INVEST thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh Lần 3 (17/12/2007)

>   HAI thông báo trả cổ tức bằng cổ phiếu (17/12/2007)

>   Chuyện lao động, tiền lương sau cổ phần hóa (17/12/2007)

>   Thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần Ngân hàng Cổ phần Thương mại Gia Định (17/12/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật