Bán tiếp phần vốn nhà nước tại CTNY: Rủi ro khi thị trường "đỏng đảnh"
Tranh thủ TTCK "nóng" các DN chạy đua IPO, lên sàn, tăng vốn phát hành thêm... Nhiều DN nhà nước cũng tranh thủ thời cơ bán bớt phần vốn nhà nước thông qua hình thức đấu giá. Phương thức đấu giá kiểu này gặp không ít khó khăn và rủi, rủi ro đến đối với nhà phát hành và cả nhà đầu tư.
Chìm nổi theo thị trường?
Theo thống kê chưa đầy đủ cho thấy, nhiều NĐT không thích đấu giá cổ phần những DN đã niêm yết trên sàn, lý do nào khiến NĐT không mặn mà với việc đấu giá cổ phần những DN đã niêm yết nói chung và những DN bán bớt phần vốn nhà nước nói riêng?
Thông thường giá đấu khởi điểm những DN này được căn cứ vào mức giá đang giao dịch hiện tại trên sàn. Mức giá đấu khởi điểm được đơn vị phát hành đưa ra thường thấp hơn mức giá trên sàn khoảng 20%-25%, nếu để giá thấp quá thì số tiền thu về từ đợt chào bán này sẽ ít gây thất thoát vốn cho nhà nước nhưng để giá cao thì khó bán.
Khó khăn của những DN đấu bán tiếp phần vốn nhà nước đó là giá đấu CP của DN chịu tác động nhiều từ tình hình thị trường niêm yết, và giá CP của chính DN đó trên sàn, nếu thị trường niêm yết thuận lợi giá CK tăng thì giá CP khi đấu cũng tăng theo và ngược lại. Rất hiếm trường hợp giá đấu của phần bán thêm lại cao hơn giá giao dịch trên thị trường.
Việc bán tiếp cổ phần không giống như bán đấu giá cổ phần tăng vốn. Về bản chất thì lượng vốn cổ phần của Cty không hề thay đổi và đương nhiên giá của CP của Cty theo đó cũng không bị điều chỉnh giảm, tỉ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông hiện hữu không bị thay đổi chỉ làm giảm phần sở hữu phần vốn nhà nước và tăng số lượng cổ phiếu lưu hành lên.
NĐT cá nhân thường rất ngại đi đấu giá trong những trường hợp này, số lượng người đăng ký đấu giá chủ yếu là những NĐT lớn, NĐT tổ chức các quỹ đầu tư,... Nhiều NĐT nhỏ có quan điểm cho rằng, nếu muốn mua thì mua luôn trên sàn tội gì phải đi đấu cho mất thời gian, giá thì "tù mù", đấu song cũng phải mất một thời gian CP mới về, nhanh cũng phải mất vài tuần thì mới có thể giao dịch được, tính thanh khoản rất kém, đó là chưa kể đến những thủ tục chậm. Chính điều này đã khiến cho các đợt đấu giá bán tiếp phần vốn nhà nước đã không được nhiều NĐT đón nhận.
Rủi ro cho nhà đầu tư
Nhìn lại trường hợp của CTCP Đầu tư và phát triển đô thị và KCN Sông Đà (mã SJS) là ví dụ. Ngày 10.8, SJS đã bán bớt phần vốn nhà nước do TCty Sông Đà nắm giữ thông qua đấu giá, với 6 triệu cổ phần, giá khởi điểm 235.000 đồng/cổ phần giá khởi điểm này tính theo giá SJS trên sàn kết quả là chỉ có 26 NĐT đăng ký và đặt mua.
Ngày 28.11 tới đây, SJS lại tiếp tục bán đấu giá 5.510.400 cổ phần với giá khởi điểm 235.000 đồng/cổ phần. Tương tự là trường hợp của TCty CP Tái bảo hiểm quốc gia mã VNR, ngày 24.8, VNR tổ chức bán đấu giá 12 triệu cổ phần, với giá khởi điểm 60.000 đồng/cổ phần kết quả chỉ có 10 NĐT tham gia đăng ký mua 746.300 cổ phần.
Việc DN có kế hoạch bán phần vốn ít nhiều cũng dễ ảnh hưởng đến những NĐT hiện đang sở hữu CK đó, bở lẽ nếu thị trường "tốt" thì đợt đấu giá có nhiều cơ hội thành công, nhu cầu mua tăng việc giá CP tăng là tất yếu. Nếu giá đấu bình quân cao hơn mức giá giao dịch trên sàn thì giá CP trên sàn có xu thế tăng ngang bằng hoặc cao hơn mức giá trên thị trường và ngược lại.
Thời gian gần đây, TTCK có dấu hiệu phục hồi, nhưng các phiên tăng giảm thất thường diễn biến phức tạp nhiều cổ phiếu tăng giá nhanh nhưng không bền vững. DN tranh thủ lúc TTCK lên để phát hành dễ gặp nhiều rủi ro, cho cả đơn vị phát hành lẫn NĐT.
Theo LĐ
|