Thứ Hai, 15/10/2007 07:49

Vì sao cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn?

“Nhất địa, nhì ngân”- đó là nhận định về thứ tự ưu tiên của các nhà đầu tư chứng khoán trong và ngoài nước tại thời điểm hiện nay. Vì sao cổ phiếu ngân hàng lại được xếp hạng cao, tăng giá và hút hàng?

Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao...

Hiện Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, ngoài ra còn có 9 công ty tài chính và 12 công ty cho thuê tài chính. Theo phân tích cổ phiếu ngân hàng của Công ty Chứng khoán Gia Quyền (EPS), doanh thu của các ngân hàng chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Trong khi đó, hiện chỉ có 7% dân số tham gia vào dịch vụ tiền gởi, có tài khoản tại ngân hàng. Điều đó cho thấy ngành ngân hàng ở VN vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, tiềm năng phát triển còn lớn. Vì thế, nhiều ngân hàng đang tiến hành cổ phần hóa trong thời gian sắp tới được nhiều nhà đầu tư đón nhận như Vietcombank, MHB, Incombank, BIDV…

Nhìn con số lợi nhuận kinh doanh của các ngân hàng sẽ biết vì sao các nhà đầu tư lùng sục mua. Chỉ trong 8 tháng, ACB lãi đến 1.100 tỷ đồng, STB cũng đạt lợi nhuận gần 900 tỷ đồng… Còn số liệu thống kê về tỷ số thể hiện khả năng sinh lợi (ROA) của Vietcombank thì đạt 1.7, cao nhất trong khối ngân hàng quốc doanh và chỉ đứng sau Sacombank trong các ngân hàng thương mại. Nổi bật kế tiếp là tốc độ phát triển của Ngân hàng Eximbank (EIB) với mức lãi sau thuế năm 2005 chỉ đạt 21 tỷ đồng nhưng đến 2006 tăng hơn 10 lần, đạt 258 tỷ đồng và dự tính năm 2007 sẽ tăng khoảng 60% so với năm trước. Và tính đến hết tháng 9, không ít ngân hàng công bố gần đạt hoặc đã đạt một số kế hoạch cả năm, trong đó mức lợi nhuận trước thuế đạt khá cao.

Đó là lý do vì sao nhà đầu tư nước ngoài hết “room” ở các ngân hàng Sacombank, ACB và hiện nay đang “khát” các cổ phiếu ngân hàng. Điều đó đã kéo theo giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC cũng tăng cao. Giá các cổ phiếu ngân hàng trong những ngày gần đây tăng ồ ạt, từ mức 64.000 đồng/cổ phiếu của Eximbank dần tăng lên và đến ngày 9-10 ở mức 73.000 đồng/cổ phiếu, Ngân hàng Đông Á từ 55.000 đồng/cổ phiếu lên 66.000 đồng/cổ phiếu, Ngân hàng TMCP Quân đội từ 49.000 đồng/cổ phiếu lên 66.000 đồng/cổ phiếu, SouthernBank từ 37.000 đồng/cổ phiếu lên 44.000 đồng/cổ phiếu, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) từ 37.000 đồng/cổ phiếu lên 46.000 đồng/cổ phiếu... Theo Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), vài tuần trở lại đây, nhiều nhà đầu tư ra sức săn lùng cổ phiếu của Eximbank, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng Techcombank...

Đón đầu khi mở “room”?

Tuy lãi suất ngân hàng cao, nhưng theo thống kê, hiện nay số ngân hàng có mức vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trước quy định từ năm 2008, vốn điều lệ tối thiểu đối với loại hình ngân hàng quốc doanh phải là 3.000 tỷ đồng và các loại hình ngân hàng khác là 1.000 tỷ đồng sắp có hiệu lực (tới năm 2010 tất cả ngân hàng phải có vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng), chắc chắn sẽ có một cuộc sáp nhập diễn ra. Nhưng điều đó vẫn không làm các nhà đầu tư quan tâm, lo ngại. Bởi ngành ngân hàng vẫn đang hấp dẫn các tập đoàn tài chính trong và ngoài nước.

Được biết, tính đến nay có trên 30 hồ sơ đề nghị thành lập ngân hàng mới từ các tập đoàn lớn như Dầu khí, Dệt May, Bưu chính Viễn thông… Vì thế, trung tâm điểm hiện giờ của các nhà đầu tư là chờ đợi những ngân hàng có vốn lớn, có lãi suất cao trong tiến trình cổ phần hóa sắp tới.

Theo anh Nguyễn Minh Tuấn, một nhà đầu tư nhỏ lẻ thì nhà đầu tư nước ngoài đã mua đầy “room”, có nghĩa là cổ phiếu của những ngân hàng ấy phải rất hấp dẫn. Vì vậy, chỉ cần mua “ăn theo” rồi đợi khi lên giá sẽ bán. Hơn nữa, Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa có ý kiến đến từ năm 1-1-2009 sẽ không hạn chế tỷ lệ bán cổ phần (room) đối với nhà đầu tư nước ngoài (tức tỷ lệ 30% sẽ được bãi bỏ), do đó, nếu đầu tư cổ phiếu ngân hàng với lãi suất hấp dẫn, nhà đầu tư sẽ ào ạt mua cổ phiếu và chắc chắn cổ phiếu lúc đó sẽ tăng giá.

10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hiện nay theo thứ tự là: Agribank (250.000 – 300.000 tỷ đồng), Vietcombank, BIDV, Incombank, ACB, Sacombank, MHB, Eximbank, Techcombank, VIB (theo báo cáo tài chính năm 2006). Lãi suất sau thuế theo thứ tự: Vietcombank, Agribank, BIDV, ACB, Sacombank, Eximbank…(Nguồn Ngân hàng Nhà nước VN).

SGGP

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu ngân hàng chờ tín hiệu từ VCB (15/10/2007)

>   Incombank sẽ IPO vào cuối năm nay (13/10/2007)

>   Thông tin đăng ký làm đại lý đấu giá Công ty Thép Nhà Bè (12/10/2007)

>   Legamex chốt danh sách cổ đông và tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2007 (12/10/2007)

>   Đối tượng được mua cổ phần ưu đãi khi DN cổ phần hoá (12/10/2007)

>   Giao lưu trực tuyến về cổ phiếu ngân hàng: Vẫn "bí" thông tin về Vietcombank (12/10/2007)

>   Vietcombank Fund đầu tư vào HAGL 4 triệu cổ phiếu (11/10/2007)

>   Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản vào Nga và Đông Âu (11/10/2007)

>   Giá cổ phiếu Vietcombank bao nhiêu thì vừa? (11/10/2007)

>   Bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài của Công ty Du lịch Dầu khí Phương Đông (11/10/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật