Thứ Hai, 01/10/2007 16:19

HSBC lạc quan về chứng khoán Việt Nam

Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) vừa công bố báo cáo tiếp theo trong loạt báo cáo về tình hình phát triển kinh tế và thị trường tài chính, chứng khoán của Việt Nam.

Trong báo cáo này, các chuyên gia HSBC tỏ ra lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ba yếu tố dẫn tới tăng trưởng

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trở lại từ sau khi rơi xuống đáy 884 điểm trong tháng 8 vừa qua. Thế nhưng trong một vài tuần trở lại đây, VN-Index đã tăng 14% và tính từ đầu năm đến nay, chỉ số này đã tăng 34%.

Theo các chuyên gia HSBC, sự phục hồi này được dẫn đầu bởi ba yếu tố. Thứ nhất là sự phục hồi của thị trường chứng khoán toàn cầu. Thứ hai là yếu tố tâm lý cho rằng mốc 900 điểm của VN-Index là mức cho thấy giá trị thị trường của các loại cổ phiếu là hấp dẫn nhất. Và thứ ba là kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài trước những đợt cổ phần hóa lớn diễn ra vào mùa thu này.

Đặc biệt, VN-Index được hỗ trợ nhiều nhất bởi các loại cổ phiếu trong ngành tài chính mà tiêu biểu là cổ phiếu Sacombank với mức giá đã tăng 30% trong tháng qua, cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) cũng tăng 26%.

Xu hướng này được kích thích bởi những khoản đầu tư chiến lược của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính của Việt Nam. Chẳng hạn, AXA mua 16% cổ phần của Bảo Minh, HSBC mua 10% cổ phần của Bảo Việt. Mặt khác, một số tờ báo trong nước cũng đưa ra thông tin cho rằng giới hạn cổ phần mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ trong các ngân hàng trong nước có thể tăng cao hơn mức 30% như hiện nay.

Tuy nhiên, do sự phục hồi của thị trường trong thời gian qua được nâng đỡ bởi các loại cổ phiếu tài chính, chính lượng mua vào của các nhà đầu tư trong nước chứ không phải các nhà đầu tư nước ngoài là nhân tố đẩy VN-Index tiến lên. Vì một lẽ, các nhà đầu tư nước ngoài đã “kịch room” hai loại cổ phiếu lớn nhất trong lĩnh vực tài chính là Sacombank và ACB từ lâu.

Kể từ tháng 9 đến nay, lượng mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài chỉ tăng ít. Lượng mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 9 cũng chỉ xấp xỉ mức 72 triệu USD trong tháng 8 và thấp hơn nhiều so với mức 150 triệu USD/tháng vào thời điểm đầu năm nay.

Giá trị giao dịch toàn thị trường cũng vẫn ở mức thấp, mặc dù đã tăng nhẹ trong tháng 9. Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), giá trị giao dịch bình quân mỗi ngày trong tháng 9 chỉ là 38 triệu USD, so với đỉnh 64 triệu USD/ngày trong tháng 3. Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC), lượng giao dịch bình quân mỗi ngày trong tháng 9 cũng chỉ là 9 triệu USD, so với mức 21 triệu USD/ngày trong tháng 3.

Cả tại HOSE và HASTC, chỉ có 6 loại cổ phiếu đạt giá trị giao dịch trên 1 triệu USD/ngày - ngưỡng thanh khoản tối thiểu đối với nhiều nhà đầu tư. Trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4 năm nay, số loại cổ phiếu đạt mức giá trị giao dịch 1 triệu USD/ngày là 10 cổ phiếu.

Đưa Việt Nam trở lại danh sách đề nghị đầu tư

Và đặc biệt, trong bản báo cáo này, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đã được các chuyên gia của HSBC đưa trở lại danh sách đề nghị đầu tư, với mức phân bổ vốn 2% trong tổng số vốn rót vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo HSBC, nhân tố có nhiều khả năng nhất trở thành chất xúc tác cho thị trường chứng khoán Việt Nam duy trì đà đi lên này là sự thành công của những đợt IPO lớn trong những tháng sắp tới. Đầu tiên là Vietcombank. Có khả năng, các nhà đầu tư chiến lược sẽ nắm giữ 15% cổ phiếu của ngân hàng này, các nhà đầu tư trong nước sẽ được mua 5% (có giá trị từ 150 - 200 triệu USD) và 10% sẽ được đem đấu giá trên thị trường quốc tế trong tháng 10. Kết quả là, 30% lượng cổ phiếu của HSBC sẽ nằm trong tay các nhà đầu tư cá nhân. Việc IPO có thể sẽ định giá Vietcombank ở mức 3 - 4 tỷ USD và đưa cổ phiếu của ngân hàng này trở thành cổ phiếu lớn nhất được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

HSBC nhận định: đợt phát hành cổ phiếu này, nếu thành công, sẽ xóa đi ấn tượng về những đợt IPO không mấy thành công trong mùa hè vừa qua, và sẽ dẫn tới 5 - 6 đợt phát hành lớn trong vòng 12 tháng tới.

Và với khoảng 10 cổ phiếu có giá trị niêm yết trên 1 tỷ USD, Việt Nam có thể sẽ được đưa vào chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản). Theo các chuyên gia của HSBC, điều này có thể xảy ra vào năm 2008 và sẽ đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào tầm ngắm của rất nhiều nhà đầu tư quốc tế hiện chưa để ý đến thị trường này.

TBKTVN

Các tin tức khác

>   HBC: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn (01/10/2007)

>   VIP: Bản cáo bạch phát hành thêm (01/10/2007)

>   Sàn New York bắt tay sàn Hà Nội (01/10/2007)

>   Hồi hộp với cổ phiếu bất động sản (01/10/2007)

>   Lựa chọn cổ phiếu theo chu kỳ thị trường (01/10/2007)

>   “Giá chứng khoán sẽ ít biến động” (01/10/2007)

>   Một số nét chính về Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TSC) (01/10/2007)

>   LGC: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (01/10/2007)

>   UNI: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (01/10/2007)

>   VIP Chào bán cổ phiếu ra công chúng (01/10/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật