Một số nét chính về Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TSC)
Ngày 24/09/2007, Tổng Giám đốc SGDCK TP.HCM đã ký Quyết định số 113/QĐ-SGDCK cho phép Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ niêm yết cổ phiếu phổ thông trên SGDCK TP.HCM. Theo kế hoạch ngày 04/10/2007, cổ phiếu Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ sẽ chính thức giao dịch trên SGDCK TP.HCM với mã chứng khoán là TSC. Để giúp quý độc giả có thêm thông tin, Sở Giao dịch Chứng khoán xin giới thiệu một số nét chính về lịch sử thành lập, quá trình hoạt động và những kết quả kinh doanh đáng chú ý của Công ty trong những năm qua.
I. Giới thiệu sơ lược về công ty:
Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1992. Đến cuối tháng 07/2003, Công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần (hình thức cổ phần hóa: giữ nguyên vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm vốn). Hiện nay vốn điều lệ của Công ty là 83.129.150.000 đồng với số lượng cố phiếu niêm yết là 8.312.915 cổ phiếu, trong đó nhà nước nắm giữ 56,88%. Trụ sở chính của Công ty tại: 1D Phạm Ngũ Lão, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Ngành nghề kinh doanh của công ty:
Nhập khẩu kinh doanh phân bón các loại.
Thu mua, gia công, chế biến, cung ứng xuất khẩu gạo và các loại nông sản.
Nhập khẩu, kinh doanh máy móc thiết bị và tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp.
Đại lý cung ứng các loại tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Nhập khẩu, kinh doanh nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản.
Sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản.
Nhập khẩu, kinh doanh nguyên liệu, phụ liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm phân bón.
Nhập khẩu, kinh doanh hạt giống phục vụ sản xuất nông nghiệp.
II. Tình hình sản xuất kinh doanh:
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là kinh doanh phân bón và xuất khẩu gạo, trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh phân bón chiếm tỷ trọng trên 80% so với doanh thu từ những hoạt động kinh doanh khác.
Doanh thu theo hoạt động qua các năm :
Đơn vị tính: đồng
STT |
Chỉ tiêu |
Năm 2005 |
Năm 2006 |
06 tháng năm 2007 |
Giá trị |
% |
Giá trị |
% |
Giá trị |
% |
1 |
Doanh thu bán hàng phân bón |
732.750.944.390 |
83,30 |
976.431.129.549 |
85,73 |
436.447.309.899 |
78,63 |
2 |
Doanh thu bán hàng gạo |
146.951.165.192 |
16,70 |
162.526.294.974 |
14,27 |
118.625.364.071 |
21,37 |
|
Tổng cộng |
879.702.109.852 |
100 |
1.138.957.424.523 |
100 |
555.072.673.970 |
100 |
Nguồn: trích Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của TSC năm 2005, 2006; 06 tháng đầu năm 2007
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm:
Đơn vị tính: đồng
STT |
Chỉ tiêu |
Năm 2005 |
Năm 2006 |
06 tháng năm 2007 |
% tăng giảm 2006 so 2005 |
1 |
Tổng giá trị tài sản |
360.030.519.876 |
321.400.098.655 |
396.809.722.669 |
-10,73 |
2 |
Doanh thu thuần |
879.702.109.582 |
1.196.539.345.126 |
555.072.673.970 |
36,02 |
3 |
Lợi nhuận thuần từ HDDKD |
(498.724.347) |
9.226.513.769 |
26.863.384.817 |
1.750,02 |
4 |
Lợi nhuận khác |
13.807.640.981 |
5.622.054.906 |
(228.778.531) |
-59,28 |
5 |
Lợi nhuận trước thuế |
13.308.916.634 |
14.848.568.675 |
26.634.606.286 |
11,57 |
6 |
Lợi nhuận sau thuế[1] |
12.857.015.419 |
13.610.488.053 |
23.971.145.657 |
5,86 |
7 |
Tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá (%) |
19,21 |
18,84 |
- |
-0,37 |
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm là ổn định, lợi nhuận có xu hướng gia tăng và đạt mức tương đối so với các doanh nghiệp trên thị trường (xấp xỉ 20% vốn điều lệ).
III. Kế hoạch phát triển trong những năm tới:
Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức giai đoại 2007 – 2011
Chỉ tiêu |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
Giá trị, tỷ lệ |
Giá trị, tỷ lệ |
tăng giảm so với 2007 |
Giá trị, tỷ lệ |
tăng giảm so với 2008 |
Giá trị, tỷ lệ |
tăng giảm so với 2009 |
Giá trị, tỷ lệ |
tăng giảm so với 2010 |
1. Vốn điều lệ (triệu đồng) |
83.129,15 |
200.000 |
140,59% |
200.000 |
0,0% |
200.000 |
0,0% |
200.000 |
0,0% |
2. Doanh thu thuần (triệu đồng)
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu |
1.372.152
216.667 |
1.553.342
238.300 |
13,20%
9,98% |
1.600.142
286.000 |
3,01%
20,02% |
1.638.182
343.200 |
2,38%
20,00% |
1.799.875
433.333 |
9,87%
26,26% |
3. Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng)
3.1. Lợi nhuận tại TSC
3.2. Lợi nhuận từ các công ty con |
40.027
37.332
2.695 |
58.337
41.681
16.656 |
45,74%
11,65%
518,03% |
62.550
42.592
19.958 |
7,22%
2,19%
19,82% |
65.657
45.090
20.567 |
4,97%
5,86%
3,05% |
68.706
48.410
20.295 |
4,64%
7,36%
-1,32% |
4. Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) |
35.051 |
50.001 |
42,65% |
54.032 |
8,06% |
56.639 |
4,82% |
59.024 |
4,21% |
5. Lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần |
2,55% |
3,22% |
0,66% |
3,38% |
0,16% |
3,46% |
0,08% |
3,28% |
-0,18% |
6. Lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ |
42,16% |
25,00% |
-17,16% |
27,02% |
2,02% |
28,32% |
1,30% |
29,51% |
1,19% |
7. Tỷ lệ trả cổ tức |
32,20% |
19,76% |
-12,44% |
21,32% |
1,56% |
22,36% |
1,04% |
23,29% |
0,93% |
Kế hoạch kinh doanh của Công ty được xây dựng trên cơ sở thực hiện các năm qua và phân tích dự báo tổng hợp các nhân tố có thể ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Hoạt động kinh doanh phân bón sẽ giảm dần thế mạnh và thị phần, xuất khẩu gạo có khả năng tăng trưởng nhưng không cao do các vấn đề về mặt chính sách cũng như chất lượng, thương hiệu gạo xuất khẩu Việt Nam. Do đó, Công ty đã tích cực thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực mới thay thế dần các hoạt động không còn hiệu quả như: thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, công ty chứng khoán... Vì vậy, nếu không có những sự kiện bất khả kháng trong lĩnh vực kinh doanh thì kế hoạch lợi nhuận giai đoạn 2007 – 2011 của Công ty mang tính khả thi rất cao.
Kế hoạch đầu tư:
Công ty đang tiến hành góp vốn cùng với các pháp nhân, cá nhân khác thành lập công ty cổ phần chứng khoán hoạt động 03 nghiệp vụ: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán với; số vốn điều lệ dự kiến là 135 tỷ đồng, trong đó Công ty sẽ là một trong những cổ đông sáng lập, góp vốn và nắm giữ cổ phần chi phối (51%)
IV. Các nhân tố rủi ro tác động đến giá chứng khoán:
1. Rủi ro kinh tế:
-Lãi suất: tính đến thời điểm 31/12/2006, theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán, vốn vay của Công ty chiếm 276,36% vốn chủ sở hữu, trong đó hoàn toàn là vay ngắn hạn. Vì vậy, lãi vay có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Giá cả thế giới: những biến đổi bất thường của giá cả phân bón trên thị trường thế giới thời gian gần đây cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến kết quả kinh doanh của Công ty (khi giá tiêu thụ nội địa thấp hơn giá nhập khẩu).
2. Rủi ro luật pháp:
- Hoạt động của Công ty chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về cổ phần hóa, chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này hiện đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của Công ty.
- Việt Nam đã là thành viên của WTO và ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới trong lĩnh vực cung ứng vật tư nông nghiệp. Kể từ năm 2008, các nhà đầu tư nước ngoài được mở một điểm cung ứng vật tư nông nghiệp tại Việt Nam (muốn mở điểm thứ hai phải xin phép) điều này sẽ có ảnh hưởng một phần đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
3. Rủi ro đặc thù
- Đối với các loại phân bón: hiện tại, Việt Nam đã sản xuất được khoảng 40% nhu cầu Urê (tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ và Nhà máy Đạm Hà Bắc), còn toàn bộ DAP và Kali đều phải nhập khẩu. Tuy nhiên, sang Quý II năm 2008, Nhà máy DAP Đình Vũ của Tổng Công ty Hóa Chất sẽ sản xuất và cung ứng ra thị trường khoảng 350.000 tấn DAP (chiếm 50% nhu cầu của cả nước). Bên cạnh đó, từ nay đến năm 2010, nếu Nhà máy Phân đạm Ninh Bình (trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam) và Nhà máy Phân đạm Cà Mau (trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) đi vào hoạt động và cho ra sản phẩm thì Việt Nam sẽ sản xuất đủ nhu cầu tiêu thụ Urê. Tình hình này làm cho lợi thế của Công ty trong việc nhập khẩu phân bón ngày càng giảm dần và đặt ra cho Công ty một đòi hỏi khách quan: muốn tồn tại và phát triển phải đẩy nhanh việc mở rộng hoạt động sang các ngành khác, lĩnh vực khác.
- Đối với hoạt động xuất khẩu gạo: vì nhu cầu an ninh lương thực quốc gia cho nên hiện nay, cơ chế quản lý xuất khẩu gạo còn bó buộc, chưa thực sự tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
- Mọi hoạt động của Công ty đều gắn liền với sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất nông nghiệp khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó, những diễn biến bất lợi cho sản xuất nông nghiệp như: sâu bệnh, thiên tai, mất mùa, giá cả nông sản bấp bênh v.v… sẽ có ảnh hưởng nhất định đến kết quả kinh doanh của Công ty.
4. Rủi ro biến động giá cổ phiếu niêm yết
Việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho Công ty. Bên cạnh đó, rủi ro biến động giá cả cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là điều không tránh khỏi. Sự biến động giá cổ phiếu có thể gây ảnh hưởng đến thương hiệu, giá trị, tâm lý của các khách hàng của Công ty.
5. Rủi ro khác
Những thông tin không chính xác xuất phát từ những tổ chức, cá nhân hoặc đối thủ cạnh tranh với dụng ý xấu nếu xuất hiện cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty
HoSE
|