Thứ Sáu, 28/09/2007 12:52

Rủi ro trong việc tăng vốn?

Trong thời gian qua, một loạt các công ty cổ phần tiến hành tăng vốn điều lệ nhằm mục tiêu đáp ứng những yêu cầu để được niêm yết trên sàn giao dịch, và một biện pháp được áp dụng nhiều nhất là trả cổ tức bằng cổ phiếu mới, mà hiện nay nhiều nhà phân tích đang lo ngại về hiện tượng pha loãng cổ phiếu (dilution).

Nếu nhìn nhận vấn đề này dưới giác độ kế toán - tài chính thì hiện tượng này cũng ẩn chứa những rủi ro nhất định, kể cả cho nhà đầu tư và cho quản lý thị trường.

Về kế toán ta có: Tổng lợi nhuận của công ty = Lợi nhuận ghi nhận trong năm + Lợi nhuận của năm nay ghi nhận vào năm sau (1)

Trong đó: Lợi nhuận ghi nhận trong năm = Doanh thu ghi nhận trong năm – Chi phí ghi nhận trong năm.

Lợi nhuận của năm nay ghi nhận năm sau = Doanh thu tương ứng với chi phí dở dang cuối năm nay – Chi phí dở dang cuối năm nay

Vấn đề đặt ra ở công thức (1): Tổng lợi nhuận của công ty là không đổi, nếu tăng lợi nhuận ghi nhận trong năm lên thì sẽ giảm lợi nhuận của năm nay ghi nhận vào năm sau đi, và nếu như gia tăng quá lớn thì đồng nghĩa là năm sau sẽ bị lỗ.

Trong khi đó, doanh thu ghi nhận trong năm, chi phí ghi nhận trong năm và chi phí dở dang cuối năm là những khoản mục thực tế đã phát sinh và có thể kiểm tra chính xác, riêng khoản mục doanh thu tương ứng với chi phí dở dang cuối năm lại là một khoản mang tính chất ước lượng và không được thể hiện trên báo cáo tài chính của đơn vị. Và ngay cả phần lớn các báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị đều ngoại trừ khoản mục này, hay nói cách khác, nhà đầu tư cũng không thể biết “liệu có nên tin rằng lợi nhuận của năm nay ghi nhận năm sau có dương hay không?” khi mà năm nay lợi nhuận kế toán của công ty là rất lớn.

Liệu có nên đặt câu hỏi về hiện tượng “lãi giả, lỗ thật” ở đây hay không? Khi mà động cơ tăng vốn bằng việc trả cổ tức bằng cổ phiếu mới có thể thực hiện được chỉ bằng động tác “tung hứng” giữa lợi nhuận Lợi nhuận ghi nhận trong năm và Lợi nhuận của năm nay ghi nhận vào năm sau?

Và nếu hiện tượng này xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến nhà đầu tư khi mà có tình trạng bất cân xứng về thông tin này, liệu nhà đầu tư có được sử dụng những thông tin minh bạch và đáng tin cậy; và nó cũng ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề quản lý khi mà quy mô vốn của doanh nghiệp tăng mạnh nhưng thực tế thì lại không.

Liệu nên chăng đã đến lúc cần phải giám sát chặt chẽ vấn đề này và cần có những chế tài hơn nữa trong việc kiểm toán báo cáo tài chính?

VNN

Các tin tức khác

>   4/10, Bảo Việt tổ chức đại hội cổ đông (28/09/2007)

>   Giá CP của Cty bảo hiểm có bị tác động sau sự cố sập cầu Cần Thơ? (28/09/2007)

>   Công bố thông tin đấu giá cổ phần: Xin đừng bịt mắt nhà đầu tư (28/09/2007)

>   Cổ phần hoá Cty dịch vụ du lịch Đà Lạt: Nhập nhằng để thâu tóm Công ty (28/09/2007)

>   TP.HCM: Thành lập công ty Dược Sài Gòn theo mô hình Mẹ - Con (28/09/2007)

>   Vicostone bán cổ phần cho công ty quản lý quỹ Thụy Sỹ (28/09/2007)

>   Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa VCB (27/09/2007)

>   Sông Đà 4 bán thành công 1.935.700 cổ phần (27/09/2007)

>   Searefico chào bán 2,6 triệu cổ phiếu (27/09/2007)

>   Thị trường OTC: Tất cả phải vào sàn (27/09/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật